Hành vi công chức hải quan không được làm trong lĩnh vực hải quan? Chính sách của Nhà nước về hải quan?
Chính sách của Nhà nước về hải quan là gì? Nhà nước có hợp tác quốc tế về hải quan không?
Chính sách của Nhà nước về hải quan là gì?
Chính sách của Nhà nước về hải quan được quy định tại Điều 3 Luật Hải quan 2014, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
(2) Xây dựng Hải quan Việt Nam trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.
Nhà nước có hợp tác quốc tế về hải quan không?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Hải quan 2014 thì Nhà nước có hợp tác quốc tế về hải quan, theo đó, hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:
- Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;
- Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;
- Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.
Hành vi công chức hải quan không được làm trong lĩnh vực hải quan? Chính sách của Nhà nước về hải quan? (Hình từ Internet)
Hành vi công chức hải quan không được làm trong lĩnh vực hải quan là hành vi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Hải quan 2014 như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
1. Đối với công chức hải quan:
a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Theo đó, hành vi công chức hải quan không được làm trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
- Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
- Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
- Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
- Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Công chức hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Hải quan 2014, công chức hải quan có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
(1) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
(2) Hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.
(3) Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(4) Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
(5) Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
(6) Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.
(7) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (Điều 15 Luật Hải quan 2014).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu?
- Quy định về sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào?
- Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là gì? Cơ sở xây dựng trị giá hải quan dùng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất, nhập khẩu?
- Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được cấp lại có thời hạn bao lâu? Không có chứng chỉ có được hành nghề môi giới bất động sản?
- Người hành nghề công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ không?