Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác lập nhằm mục đích gì và được xác lập như thế nào?
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác lập nhằm mục đích gì?
Tại khoản 11 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 giải thích hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết để bảo đảm công trình hạ tầng đo đạc hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 27/2019/NĐ-CP quy định về hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
1. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là hành lang an toàn được xác lập để đảm bảo công trình hạ tầng đo đạc luôn ổn định, hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, thông số kỹ thuật khi xây dựng công trình hạ tầng đo đạc.
...
Như vậy, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết, là hành lang an toàn được xác lập để đảm bảo công trình hạ tầng đo đạc luôn ổn định, hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, thông số kỹ thuật khi xây dựng công trình hạ tầng đo đạc.
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc (Hình từ Internet)
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác lập như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 27/2019/NĐ-CP quy định về hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
...
2. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc phải được xác lập trong quá trình xây dựng công trình hạ tầng đo đạc. Việc cắm mốc giới để xác định và công bố công khai ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác định trên bản đồ địa chính có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Căn cứ vào từng loại công trình hạ tầng đo đạc, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác lập như sau:
a) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới tọa độ cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 50 mét tính từ tâm mốc;
b) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới độ cao cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 20 mét tính từ tâm mốc;
c) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trọng lực cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 10 mét tính từ tâm mốc;
d) Đối với trạm định vị vệ tinh, hành lang bảo vệ có bán kính là 50 mét tính từ tâm ăng ten thu tín hiệu vệ tinh;
đ) Đối với trạm thu dữ liệu viễn thám, hành lang bảo vệ theo quy định tại Nghị định về hoạt động viễn thám.
....
Theo đó, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc phải được xác lập trong quá trình xây dựng công trình hạ tầng đo đạc.
Việc cắm mốc giới để xác định và công bố công khai ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác định trên bản đồ địa chính có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Căn cứ vào từng loại công trình hạ tầng đo đạc, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác lập theo quy định cụ thể nêu trên.
Việc bảo vệ hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 27/2019/NĐ-CP quy định về hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
...
4. Bảo vệ hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
a) Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc khi xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc thì chủ sở hữu công trình kiến trúc, chủ sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và pháp luật khác có liên quan;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan xác định ranh giới và bảo vệ hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc khi xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc thì chủ sở hữu công trình kiến trúc, chủ sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?