Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là gì? Sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như thế nào?
Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là gì?
Căn cứ Điều 68 Luật Điện lực 2024 quy định như sau:
Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực
1. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là vùng xung quanh công trình điện lực cần có biện pháp bảo vệ để bảo đảm an toàn cho con người và công trình điện lực, được xác định trên không, trên mặt đất, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới mặt nước tùy thuộc từng loại công trình điện lực.
2. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực bao gồm:
a) Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;
b) Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
c) Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện;
d) Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió và công trình nguồn điện khác.
...
Theo đó, hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là vùng xung quanh công trình điện lực cần có biện pháp bảo vệ để bảo đảm an toàn cho con người và công trình điện lực, được xác định trên không, trên mặt đất, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới mặt nước tùy thuộc từng loại công trình điện lực.
Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực bao gồm:
- Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;
- Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
- Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện;
- Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió và công trình nguồn điện khác.
Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là gì? Sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 68 Luật Điện lực 2024 quy định việc sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như sau:
- Đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích đã được xác định theo quy định của pháp luật; việc sử dụng đất không được gây ảnh hưởng đến công tác bảo vệ an toàn công trình điện lực.
Người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Trường hợp sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực gây ảnh hưởng đến an toàn công trình điện lực thì người sử dụng đất phải phối hợp với đơn vị điện lực có biện pháp khắc phục;
- Trường hợp không khắc phục được quy định tại điểm b khoản này, Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Trường hợp công trình điện lực có hành lang bảo vệ an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ an toàn của công trình khác thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trên đất liền và trên biển được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trên đất liền và trên biển được xác định như sau:
Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió và các công trình nguồn điện khác
1. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió
a) Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trên đất liền và trên biển được xác định gồm: Hành lang bảo vệ an toàn cột tháp gió; hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm hoặc trên không từ cột tháp gió đến trạm điện; hành lang bảo vệ an toàn trạm điện và hành lang bảo vệ đường dây truyền tải, phân phối của công trình điện gió đến điểm đấu nối và hành lang bảo vệ an toàn các hạng mục phụ trợ khác của công trình điện gió;
b) Hành lang bảo vệ an toàn cột tháp gió là vùng xung quanh cột tháp gió được giới hạn bằng nửa hình cầu có tâm là tâm của chân cột tháp gió, bán kính bằng khoảng cách tối đa từ tâm của chân cột tháp đến mép ngoài cùng cánh tua bin gió.
2. Căn cứ tình hình phát triển dự án nguồn điện từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về hành lang bảo vệ an toàn đối với các công trình nguồn điện khác.
Theo đó, hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trên đất liền và trên biển được xác định gồm:
+ Hành lang bảo vệ an toàn cột tháp gió;
+ Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm hoặc trên không từ cột tháp gió đến trạm điện;
+ Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện và hành lang bảo vệ đường dây truyền tải, phân phối của công trình điện gió đến điểm đấu nối và hành lang bảo vệ an toàn các hạng mục phụ trợ khác của công trình điện gió.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là gì? Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc họ Khỉ và Vượn?
- Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là gì? Sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như thế nào?
- Khu Quản lý đường bộ II quản lý các tuyến lộ thuộc khu vực tỉnh nào? Nhiệm vụ và quyền hạn về các tuyến quốc lộ được giao quản lý?
- Không sử dụng đèn chiếu sáng từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau bị phạt bao nhiêu tiền đối với người điều khiển xe ô tô?
- Mẫu bài dự thi Cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần thứ 3 năm 2025? Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi là bao nhiêu?