Hành lang an toàn đường bộ đối với đường cao tốc ngoài đô thị có giới hạn an toàn là bao nhiêu mét tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên?
Hành lang an toàn đường bộ gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
"Điều 4. Hành lang an toàn đường bộ
1. Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ."
Theo đó, hành lang an toàn đường bộ không chỉ gồm phần đất dọc hai bên đất của đường bộ mà còn bao gồm cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao.
Hành lang an toàn đường bộ
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ đối với từng trường hợp cụ thể được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ như sau:
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:
(1) Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
b) 13 mét đối với đường cấp III;
c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
(2) Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.
(4) Đối với đường cao tốc trong đô thị:
a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;
b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
(5) Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.
(6) Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
(7) Xử lý hành lang an toàn đường cao tốc đã được xác định theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã thực hiện xong hoặc đang thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phạm vi hành lang an toàn giữ nguyên theo phạm vi đã được phê duyệt;
b) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư dự án phê duyệt lại hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại phạm vi hành lang an theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, đối với đường cao tốc ngoài đô thị, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên. Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.
Phạm vi đất của hành lang an toàn đường bộ được xác định như thế nào?
Xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:
(1) Đối với trường hợp chưa xác định phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP .
(2) Đối với phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định số 11/2010/NĐ-CP có hiệu lực, đất hành lang an toàn đường bộ được xác định như sau:
- Phạm vi hành lang an toàn đường bộ được xác định sau khi đã xác định phạm vi đất của đường bộ, cụ thể:
Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại lớn hơn hoặc bằng bề rộng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP thì giữ nguyên.
Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại nhỏ hơn bề rộng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, tiến hành xác định lại phạm vi hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?