Hành lang an toàn của luồng hàng hải là gì? Yêu cầu về giới hạn hành lang an toàn luồng hàng hải được quy định như thế nào?
Hành lang an toàn của luồng hàng hải là gì?
Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 về Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải thì:
Hành lang an toàn của luồng hàng hải là phạm vi giới hạn phía ngoài tính từ vị trí tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng;
Trong đó:
- Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác;
- Luồng hàng hải một làn là luồng hàng hải được thiết kế chỉ cho phép các phương tiện thủy hành hải tránh hoặc vượt nhau trên luồng tại các vị trí tránh tàu;
- Luồng hàng hải hai làn là luồng hàng hải được thiết kế để các phương tiện thủy hành hải có thể tránh nhau hay vượt nhau trên toàn tuyến luồng;
- Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thủy khác ra, vào bến cảng an toàn.
Hành lang an toàn của luồng hàng hải là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về giới hạn hành lang an toàn luồng hàng hải được quy định như thế nào?
Yêu cầu về giới hạn hành lang an toàn luồng hàng hải được quy định tại tiết 4.1.4 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015, cụ thể như sau:
- Tối thiểu 60 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng lớn hơn 210 m và chiều sâu chạy tàu lớn hơn 20 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào bề rộng luồng lớn hơn 230 m, chiều sâu chạy tàu lớn hơn 17 m;
- Tối thiểu 50 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 190 m đến 210 m và chiều sâu chạy tàu từ 16 m đến 20 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 210 m đến 230 m, chiều sâu chạy tàu từ 14 m đến 17 m;
- Tối thiểu 40 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 140 m đến 190 m và chiều sâu chạy tàu từ 14 m đến 16 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 150 m đến 210 m và chiều sâu chạy tàu từ 12 m đến 14 m;
- Tối thiểu 30 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 80 m đến 140 m và chiều sâu chạy tàu từ 8 m đến 14 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 90 m đến 150 m và chiều sâu chạy tàu từ 7 m đến 12 m;
- Tối thiểu 20 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng nhỏ hơn 80 m và chiều sâu chạy tàu nhỏ hơn 8 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng nhỏ hơn 90 m và chiều sâu chạy tàu nhỏ hơn 7 m.
Trong phạm vi luồng và hành lang an toàn của luồng hàng hải nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng công trình, và các hoạt động khác có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống báo hiệu hay cản trở hoạt động vận hành luồng hàng hải.
Dựa vào vai trò, chức năng của luồng hàng hải thì luồng hàng hải Việt Nam được phân thành bao nhiêu cấp?
Theo quy định tại tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 về phân cấp luồng hàng hải thì:
Căn cứ vào vai trò, chức năng của luồng hàng hải thì luồng hàng hải Việt Nam trên nguyên tắc được chia thành 4 cấp gồm: cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV như Bảng 1.
Bảng 1 - Vai trò, chức năng của luồng hàng hải ứng với các cấp
Cấp luồng | Vai trò, chức năng của luồng hàng hải |
I | - Là những tuyến luồng trọng điểm, quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế của vùng và cả nước (vào các khu vực cảng loại I hoặc IA); hoặc có tầm quan trọng đối với an ninh quốc phòng (dẫn vào các cảng, khu vực quân sự,...). - Có thể khai thác hiệu quả đối với tàu biển và các phương tiện thủy có tải trọng từ 20.000 tấn trở lên. - Lượng hàng thông qua đạt ³ 3,0 triệu tấn/năm. |
II | - Là những tuyến luồng trọng điểm, quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế của cả nước hoặc vùng (vào các khu vực cảng loại I hoặc II). - Có thể khai thác hiệu quả đối với tàu biển và các phương tiện thủy có tải trọng từ 10.000 tấn đến dưới 20.000 tấn. - Lượng hàng thông qua đạt ³ 2,0 triệu tấn/năm. |
III | - Là những tuyến luồng, quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế của cả nước hoặc vùng (vào các khu vực cảng loại I hoặc II). - Có thể khai thác hiệu quả đối với tàu biển và các phương tiện thủy có tải trọng từ 5.000 tấn đến dưới 10.000 tấn. - Lượng hàng thông qua đạt ³ 1,0 triệu tấn/năm. |
IV | - Là những tuyến luồng, quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế của cả nước hoặc vùng hoặc địa phương (vào các khu vực cảng loại II hoặc III). - Có thể khai thác hiệu quả đối với tàu biển và các phương tiện thủy có tải trọng dưới 5.000 tấn. - Lượng hàng thông qua đạt <1,0 triệu tấn/năm. |
- Cấp luồng hàng hải tương ứng với mỗi tuyến luồng được xác định trên cơ sở căn cứ vào vai trò, chức năng và đặc điểm riêng của tuyến luồng (tầm quan trọng, thông số kỹ thuật của luồng, mật độ tàu thuyền hành hải, chủng loại tàu thuyền, hàng hóa vận chuyển, ...)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?