Hành khách có hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa có bắt buộc lập tờ khai theo quy định không và khi nhận lại hành lý đã ký gửi cần xuất trình những giấy tờ gì?
- Hành lý ký gửi của hành khách trên tàu thủy khi ký gửi phải tuân theo những quy định gì?
- Hành khách có hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa có bắt buộc lập tờ khai theo quy định không?
- Hành khách có hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa khi nhận lại hành lý đã ký gửi cần xuất trình những giấy tờ gì?
Hành lý ký gửi của hành khách trên tàu thủy khi ký gửi phải tuân theo những quy định gì?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về hành lý ký gửi, bao gửi như sau:
Hành lý ký gửi, bao gửi
1. Mỗi hành khách được miễn tiền cước 20 kg hành lý xách tay.
2. Quy định về hành lý ký gửi, bao gửi:
a) Có kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao không quá 1,2 mét x 0,7 mét x 0,7 mét; trọng lượng không quá 50 kg đối với mỗi bao, kiện hành lý ký gửi;
b) Hành khách phải chịu tiền cước vận tải. Nếu không ký gửi quá mức quy định (20 kg hành lý) được miễn cước hành ký ký gửi, bao gửi;
c) Ngoài quy định tại các điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, hành khách có hành lý ký gửi còn phải thực hiện các quy định sau: hành khách có vé đến cảng, bến nào thì hành lý ký gửi được nhận gửi đến cảng, bến đó; hành lý ký gửi phải đi cùng trên phương tiện với người gửi kể cả trường hợp phải chuyển sang một phương tiện khác trong quá trình vận tải.
3. Không được để trong khoang hành khách những hành lý, bao gửi sau đây:
a) Hài cốt (trừ lọ tro);
b) Động vật có trọng lượng từ 10 kg/con trở lên hoặc có mùi hôi;
c) Hàng hóa có mùi hôi, thối;
d) Hàng công kềnh, cản trở lối đi trên phương tiện.
Theo đó, mỗi hành khách được miễn tiền cước 20 kg hành lý xách tay.
Hành lý ký gửi có kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao không quá 1,2 mét x 0,7 mét x 0,7 mét và trọng lượng không quá 50 kg đối với mỗi kiện hành lý ký gửi;
Hành khách phải chịu tiền cước vận tải. Nếu không ký gửi quá mức quy định (20 kg hành lý) được miễn cước hành ký ký gửi.
Ngoài ra, hành khách có hành lý ký gửi còn phải thực hiện các quy định sau: hành khách có vé đến cảng, bến nào thì hành lý ký gửi được nhận gửi đến cảng, bến đó; hành lý ký gửi phải đi cùng trên phương tiện với người gửi kể cả trường hợp phải chuyển sang một phương tiện khác trong quá trình vận tải.
Lưu ý, không được để trong khoang hành khách những hành lý sau đây:
- Hài cốt (trừ lọ tro);
- Động vật có trọng lượng từ 10 kg/con trở lên hoặc có mùi hôi;
- Hàng hóa có mùi hôi, thối;
- Hàng công kềnh, cản trở lối đi trên phương tiện.
Hành lý ký gửi (Hình từ Internet)
Hành khách có hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa có bắt buộc lập tờ khai theo quy định không?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 34/2019/TT-BGTVT quy định về nhận và bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi như sau:
Nhận và bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi
1. Hành khách có hành lý ký gửi quá mức quy định được miễn cước thì phải trả tiền cước cho hành lý vượt quá quy định được miễn cước và giao cho tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải trước khi phương tiện khởi hành.
2. Người gửi hành lý ký gửi, bao gửi phải lập tờ khai ghi rõ: loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá trị; tên, địa chỉ người gửi, người nhận hàng hóa. Tờ khai gửi hàng hóa được lập ít nhất 02 bản, 01 bản cho người nhận hàng hóa và 01 bản cho tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, trường hợp cần thiết có thể lập thêm.
3. Người gửi hành lý ký gửi, bao gửi phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng hóa đóng trong hành lý ký gửi, bao gửi.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải có trách nhiệm kiểm tra bao bì, số lượng, ký mã hiệu hàng hóa và xác nhận vào tờ khai gửi hàng hóa; tùy theo khả năng phương tiện, kho bãi để quyết định nhận hành lý ký gửi, bao gửi trên các tuyến vận tải.
Theo đó, người gửi hành lý ký gửi phải lập tờ khai ghi rõ: loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá trị; tên, địa chỉ người gửi, người nhận hàng hóa.
Đồng thời, người gửi hành lý ký gửi phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng hóa đóng trong hành lý ký gửi.
Hành khách có hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa khi nhận lại hành lý đã ký gửi cần xuất trình những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về giao trả hành lý ký gửi, bao gửi như sau:
Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi
1. Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận lại hành lý phải xuất trình vé, chứng từ thu cước.
2. Người nhận bao gửi khi nhận lại bao gửi phải xuất trình chứng từ thu cước; tờ khai gửi hàng hóa và giấy tờ tùy thân. Nếu người khác nhận phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp người nhận bao gửi đến nhận quá thời hạn mà hai bên thỏa thuận thì phải trả phí lưu kho, bãi.
3. Người nhận hành lý ký gửi, bao gửi phải kiểm tra lại hành lý ký gửi, bao gửi tại nơi nhận; sau khi nhận xong, người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về sự mất mát hoặc hư hỏng của hành lý ký gửi, bao gửi đó.
Theo đó, hành khách khi nhận lại hành lý đã ký gửi phải xuất trình vé, chứng từ thu cước.
Người nhận hành lý ký gửi phải kiểm tra lại hành lý ký gửi tại nơi nhận. Sau khi nhận xong, người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về sự mất mát hoặc hư hỏng của hành lý ký gửi đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?