Hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ do Công ty mẹ hay Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định xử lý?

Cho hỏi trách nhiệm xử lý hàng hóa tồn kho là của Công ty mẹ tập đoàn Dầu khí Việt Nam hay của Cơ quan đại diện chủ sở hữu? Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho có được tính vào chí phí sản xuất kinh doanh không? Câu hỏi của anh anh Thịnh từ Hà Nội

Hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là những loại hàng hóa nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về hàng hóa tồn kho như sau:

Quản lý hàng hoá tồn kho
1. Hàng hoá tồn kho là hàng hoá mua về để bán còn tồn kho, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán.
...

Theo đó, hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ tập đoàn Dầu khí Việt Nam là những loại hàng hóa sau:

(1) Hàng hoá mua về để bán còn tồn kho.

(2) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường.

(3) Sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho.

(4) Thành phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán.

Hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ tập đoàn dầu khí Việt Nam sẽ do Công ty mẹ hay Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định xử lý?

Hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ do Công ty mẹ hay Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định xử lý? (Hình từ Internet)

Hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ do Công ty mẹ hay Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định xử lý?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm xử lý hàng hóa tồn kho như sau:

Quản lý hàng hoá tồn kho
...
2. Công ty mẹ có quyền và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hoá tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn. Thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế này.
...

Dẫn chiếu khoản 2 Điều 13 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
1. Công ty mẹ được quyền chủ động và có trách nhiệm nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thực hiện theo Điều lệ của Công ty mẹ.
...

Từ các quy định trên thì việc xử lý hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ do Công ty mẹ chịu trách nhiệm thực hiện.

Các hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần xử lý gồm Hàng hoá tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn.

Thẩm quyền quyết định xử lý hàng hóa tồn kho sẽ thực hiện theo Điều lệ của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh không?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy đinh như sau:

Chi phí, quản lý chi phí của Công ty mẹ
1. Chi phí của Công ty mẹ bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí khác của Công ty mẹ, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp thuộc Công ty mẹ.
...
- Các khoản chi phí không có khả năng thu hồi của dự án dầu khí đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
- Chi phí bằng tiền khác gồm:
+ Các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Tiền thuê đất;
+ Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động;
+ Chi cho công tác y tế;
+ Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường;
+ Chi phí cho công tác Đảng, đoàn thể tại công ty (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định);
+ Các khoản chi phí bằng tiền khác theo quy định.
- Các khoản chi cho việc quản lý, giám sát các Hợp đồng dầu khí, Hiệp định Liên Chính phủ tại Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro" mà nhà nước giao cho Công ty mẹ thực hiện.
- Giá trị tài sản tổn thất thực tế, nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định.
- Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp trích lập theo quy định, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù.

Như vậy, giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quỹ thưởng người quản lý Công ty mẹ, kiểm soát viên của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được sử dụng trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Khi nào thì phải lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?
Pháp luật
Người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể dùng vốn Nhà nước đầu tư để đầu tư ra nước ngoài không?
Pháp luật
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được trích bao nhiêu lợi nhuận vào Quỹ khen thưởng cho người lao động?
Pháp luật
Lợi nhuận trích lập Quỹ đầu tư phát triển của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có được giảm nếu lợi nhuận còn lại không đủ để trích các quỹ khác hay không?
Pháp luật
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được trích bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận thu được vào quỹ đầu tư phát triển?
Pháp luật
Tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể đem đi cầm cố hay không? Tài sản được hình thành các khoản đầu tư tài chính nào?
Pháp luật
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải xử lý như thế nào khi tổ chức tín dụng không chấp thuận việc thay đổi chủ thể hợp đồng cho vay?
Pháp luật
Để huy động vốn Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể vay vốn từ tổ chức tín dụng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
629 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào