Hàng hóa quá cảnh nào không phải khai báo y tế? Thực hiện khai báo y tế đối với hàng hóa quá cảnh như thế nào?
- Hàng hóa quá cảnh nào không phải khai báo y tế?
- Thực hiện khai báo y tế đối với hàng hóa quá cảnh như thế nào?
- Nơi hàng hóa quá cảnh là thông tin cần thu thập trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới?
- Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới là bao lâu?
Hàng hóa quá cảnh nào không phải khai báo y tế?
Theo Điều 241 Luật Thương mại 2005, quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng phải khai báo y tế đối với hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, hàng hóa quá cảnh phải khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hàng hóa quá cảnh nào không phải khai báo y tế? Thực hiện khai báo y tế đối với hàng hóa quá cảnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện khai báo y tế đối với hàng hóa quá cảnh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định khai báo y tế đối với hàng hóa như sau:
Khai báo y tế đối với hàng hóa
1. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: người khai báo y tế khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy: người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Như vây, thực hiện khai báo y tế đối với hàng hóa quá cảnh như sau:
- Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: người khai báo y tế khai, nộp các giấy tờ sau đây đến tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép quá cảnh:
+ Giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
+ Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP (nếu có)
- Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy: người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến quá cảnh.
TẢI VỀ: Bản khai hàng hóa
Nơi hàng hóa quá cảnh là thông tin cần thu thập trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định thu thập thông tin trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới như sau:
Thu thập thông tin trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới
1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Các thông tin cần thu thập:
a) Thông tin về nơi hàng hóa xuất phát hoặc quá cảnh;
b) Thông tin về chủng loại, số lượng, bảo quản, đóng gói hàng hóa và phương tiện vận chuyển.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thông tin về nơi hàng hóa quá cảnh là thông tin cần thu thập trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới.
Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý y tế đối với hàng hóa
1. Đối tượng xử lý y tế:
Hàng hóa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
2. Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a) Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.
3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế đối với hàng hóa, kết thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
5. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế được thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 Nghị định này.
Theo đó, thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới là không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?