Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nào? Xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu bằng những phương pháp nào?
Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nào?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:
- Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa, có cùng mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
- Chất lượng sản phẩm;
- Nhãn hiệu sản phẩm;
- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền.
Lưu ý: Hàng hóa nhập khẩu về cơ bản giống nhau mọi phương diện nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
Hàng hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.
Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nào? (Hình từ Internet)
Xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu bằng những phương pháp nào?
Phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) như sau:
Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.
Như vậy, theo quy định, trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu có thể được xác định bằng những phương pháp sau đây:
(1) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
(2) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
(3) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
(4) Phương pháp trị giá khấu trừ;
(5) Phương pháp trị giá tính toán;
(6) Phương pháp suy luận.
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt như sau:
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt được thực hiện như quy định tại Điều 9 Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng hóa nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hóa nhập khẩu giống hệt”.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định:
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
...
3. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm:
a) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
b) Tờ khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đối với trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải quan;
c) Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
d) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
đ) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
e) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan.
Như vậy, theo quy định, các chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt bao gồm:
(1) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
(2) Tờ khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đối với trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải quan;
(3) Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu giống hệt (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
(4) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu giống hệt (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
(5) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
(6) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?