Hàng đặc biệt của nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển gồm những gì?

Em ơi cho chị hỏi: Hàng đặc biệt của nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển gồm những gì? Chủ thể bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước gồm những cơ quan nào? Đây là câu hỏi của Bảo Tiên đến từ Đà Nẵng.

Hàng đặc biệt của nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Hàng đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển
1. Tiền mặt (tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
2. Tài sản quý (vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
3. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước.

Như vậy hàng đặc biệt của nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển gồm:

- Tiền mặt (tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.

- Tài sản quý (vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước.

Hàng đặc biệt của nhà nước

Hàng đặc biệt của nhà nước (Hình từ Internet)

Chủ thể bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước gồm những cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Chủ thể bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt
1. Lực lượng vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt bao gồm:
a) Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở trung ương yêu cầu;
b) Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt khi có yêu cầu, bao gồm:
a) Các lực lượng nghiệp vụ khác thuộc Công an nhân dân;
b) Dân quân tự vệ tại các địa bàn trên tuyến vận chuyển;
c) Cơ quan trực tiếp quản lý, bảo quản hàng đặc biệt;
d) Người điều khiển phương tiện và cán bộ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt khi có yêu cầu, bao gồm:
a) Các lực lượng thi hành pháp luật trên tuyến vận chuyển hàng đặc biệt, bao gồm Thanh tra giao thông, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Thuế, Cảnh sát biển, Quân chủng phòng không - không quân và các lực lượng khác có chức năng, nhiệm vụ thi hành pháp luật tại các trạm kiểm soát, các đơn vị tuần tra cơ động trên tuyến vận chuyển;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ tại bến cảng, bến tàu, phà, nhà ga hoặc tại các điểm dừng, đỗ nơi phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt đi qua hoặc dừng lại.

Như vậy chủ thể bảo vệ vận chuyển hàng đặch biệt của nhà nước gồm những cơ quan được quy định cụ thể như trên.

Việc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo vệ tuyệt đối an toàn hàng đặc biệt; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển và các thông tin, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
3. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm hàng đặc biệt hoặc cản trở quá trình vận chuyển.
4. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với cơ quan quản lý hàng đặc biệt và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Gắn công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến vận chuyển.

Như vậy việc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước được thực hiện dựa trên 05 nguyên tắc theo quy định trên.

Hàng đặc biệt của nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ có cần phải bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển không?
Pháp luật
Để bảo vệ hàng đặc biệt của nhà nước thì phải bảo đảm có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng?
Pháp luật
Hồ sơ vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước sẽ gồm những tài liệu nào? Hàng đặc biệt của nhà nước được vận chuyển bằng những phương tiện nào?
Pháp luật
Hàng đặc biệt của nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng đặc biệt của nhà nước
2,320 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng đặc biệt của nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng đặc biệt của nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào