Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ gì? Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ gì? Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam được quy định tại Điều 12 Luật Hải quan 2014 như sau:
Nhiệm vụ của Hải quan
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam là:
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định Luật Hải quan 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan được quy định tại Điều 13 Luật Hải quan 2014 cụ thể như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan
1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.
Như vậy, Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ gì? Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? (hình từ internet)
Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm những gì?
Hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam được quy định tại Điều 14 Luật Hải quan 2014 như sau:
Hệ thống tổ chức Hải quan
1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.
Như vậy, hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
- Tổng cục Hải quan;
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan là gì?
Tại khoản 1 Điều 15 Luật Hải quan 2014 thì công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiếp đó, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan được quy định tại Điều 19 Luật Hải quan 2014 như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
- Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?