Hack camera và phát tán hình ảnh người khác thì bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

Hiện tại tôi đang có con nhỏ nên tính lắp camera trong nhà để dễ dàng trông coi, nhưng tôi sợ bị lộ hình ảnh của bản thân. Vậy tôi muốn hỏi nếu ai đó đánh cắp dữ liệu camera trong nhà của người khác rồi phát tán hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội, họ sẽ bị xử phạt thế nào?

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó quy định:    

- Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

+ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

+ Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

+ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

- Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Hack camera và phát tán hình ảnh người khác thì bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật? Mức xử phạt đối với hành vi này?

Hack camera và phát tán hình ảnh người khác thì bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật? 

Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Căn cứ Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó quy định:

- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

- Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mức xử phạt hành chính đối với việc hack camera và phát tán ảnh người khác lên mạng

Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, theo đó quy định:

"Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
…”

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì mức phạt tiền đối với vi phạm trên là mức phạt đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Hack camera và phát tán hình ảnh người khác lên mạng liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi đánh cắp dữ liệu camera trong nhà của người khác rồi phát tán hình ảnh nhạy cảm của họ lên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác, căn cứ Điều 289 Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó:

“Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Bên cạnh đó, theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, người phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho nạn nhân. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác theo quy định của pháp luật.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, việc ai đó đánh cắp dữ liệu camera trong nhà của người khác rồi phát tán hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội thì sẽ bị xử lý theo như các quy định đã phân tích ở trên.

Phát tán hình ảnh
Camera
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hack camera và phát tán hình ảnh người khác thì bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phát tán, truyền bá hình ảnh, video đồi trụy của người khác lên mạng xã hội hay không?
Pháp luật
Kết cấu camera giám sát hành trình phải có những bộ phận nào? Các dữ liệu được ghi và lưu trữ trên Camera giám sát hành trình quy định tối thiểu trong bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát tán hình ảnh
4,962 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát tán hình ảnh Camera
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào