Gợi ý những điều học sinh cuối cấp THPT cần làm để lưu giữ kỷ niệm trước khi ra trường? Điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT?
Gợi ý những điều học sinh cuối cấp THPT cần làm để lưu giữ kỷ niệm trước khi ra trường?
Tham khảo những điều học sinh cuối cấp THPT cần làm để lưu giữ kỷ niệm trước khi ra trường dưới đây:
Hoạt động học sinh cuối cấp THPT cần làm | Hình ảnh minh họa |
1/ Mua áo lớp | |
2/ Đi du lịch, cắm trại cùng nhau | |
3/ Viết lưu bút | |
4/ Ký tên lên áo nhau | |
5/ Chơi bột màu (Lưu ý: Khi chơi phải được sự cho phép của nhà trường) | |
6/ Chơi bóng nước (Lưu ý: Khi chơi phải được sự cho phép của nhà trường) |
*Những điều học sinh cuối cấp THPT cần làm để lưu giữ kỷ niệm trước khi ra trường trên chỉ mang tính chất tham khảo
Gợi ý những điều học sinh cuối cấp THPT cần làm để lưu giữ kỷ niệm trước khi ra trường? (Hình từ Internet)
Điều kiện để học sinh cuối cấp được công nhận tốt nghiệp THPT là gì?
Căn cứ vào Điều 45 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về công nhận tốt nghiệp THPT như sau:
Công nhận tốt nghiệp THPT
1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các môn thi đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
2. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định khoản 1 tại Điều 39 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT.
Như vậy, thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT 2025 phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:
- Đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT
- Không bị kỷ luật hủy kết quả thi
- Tất cả các môn thi đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10
- Có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên.
Lưu ý: Đối với thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT, đáp ứng điều kiện được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định khoản 1 tại Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT được công nhận tốt nghiệp THPT.
Hồ sơ và trình tự duyệt công nhận tốt nghiệp THPT dành cho học sinh cuối cấp là gì?
Căn cứ vào Điều 47 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ và trình tự duyệt công nhận tốt nghiệp THPT như sau:
Hồ sơ duyệt công nhận tốt nghiệp THPT
- Bảng ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT
- Danh sách thí sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp THPT
- Danh sách và hồ sơ thí sinh được đặc cách, miễn thi, được tốt nghiệp THPT do phúc khảo hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi
- Đĩa CD chứa dữ liệu thi
- Những biên bản liên quan
- Các loại hồ sơ khác theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT
Trình tự duyệt công nhận tốt nghiệp THPT
- Trong vòng 07 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, Giám đốc sở GDĐT duyệt công nhận tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh đủ điều kiện và chịu trách nhiệm trước Bộ GDĐT về kết quả công nhận tốt nghiệp THPT của tỉnh mình
- Sau khi báo cáo Bộ GDĐT, Giám đốc sở GDĐT công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT và cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời cho thí sinh
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh ĐKDT ký và có giá trị đến khi được cấp Bằng tốt nghiệp THPT chính thức
- Các sở GDĐT gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT về Bộ GDĐT ngay sau khi kết thúc kỳ thi để quản lý, theo dõi
Lưu ý:
Tại Điều 43 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về điểm khuyến khích như sau:
Người học tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây trong thời gian học ở cấp THPT được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT:
(1) Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi: Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1,0 điểm;
(2) Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức.
- Đối với giải cá nhân: Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng được cộng 1,0 điểm;
- Đối với giải đồng đội: Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này.
(3) Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi/kỳ thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc của giáo viên dành cho học sinh cuối cấp trung học phổ thông? Cấp học và độ tuổi của giáo dục THPT?
- Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 được tổ chức vào ngày nào? Chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 là gì?
- Stt hay về học sinh lớp 12 ngắn gọn hài hước? Học sinh lớp 12 có bắt buộc thi môn Tiếng anh khi dự thi tốt nghiệp THPT không?
- Mẫu bài phát biểu bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương 2024 2025? Tải về mẫu bài phát biểu bàn giao học sinh?
- Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm? Trách nhiệm của GVCN trong việc đánh giá học sinh THCS?