Gợi ý những điều cần làm ngày Rằm tháng 3 âm lịch? Ngày Rằm tháng 3 âm lịch có phải là ngày lễ lớn?
Gợi ý những điều cần làm ngày Rằm tháng 3 âm lịch?
Ngày Rằm theo văn hóa Á Đông là lúc trời đất giao hòa, âm dương cân bằng rất tốt để giữ tâm an và thu hút năng lượng tích cực, may mắn.
Tham khảo những việc nên làm trong ngày Rằm tháng 3 âm lịch để tâm tịnh, tài lộc hanh thông dưới đây:
(1) Dọn dẹp không gian sống: Lau dọn bàn thờ, nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. Khi lau dọn bàn thờ cần tránh xê dịch bát hương. Thực hiện xông nhà bằng trầm hương hoặc bồ kết để thanh lọc năng lượng. Ngoài ra, loại bỏ những đồ cũ, rác thải, giúp luồng khí tích cực lưu thông.
(2) Ăn chay, làm việc thiện: Dành ngày này để ăn chay, giảm sát sinh, tránh nói lời thị phi. Làm việc thiện như ủng hộ quỹ, giúp người khó khăn, thả cá phóng sinh…
(3) Dành thời gian thiền định hoặc tụng kinh: Bạn hãy dành thời gian trong ngày để thiền tĩnh tâm, buông bỏ lo âu, hít thở sâu. Đơn giản là bạn có thể đọc một bài kinh ngắn hoặc nghe nhạc thiền nhẹ nhàng cũng sẽ giúp tâm lý thoải mái.
(4) Tránh những điều kiêng kị như không nên tranh cãi, xích mích hay nói lời tiêu cực. Hạn chế sát sinh, tiêu tiền hoang phí hoặc khởi sự việc lớn nếu không cần thiết.
(5) Viết điều cần thực hiện: Trong ngày Rằm tháng 3 âm lịch, bạn hãy đặt ra mục tiêu tích cực hoặc điều ước thực hiện trong nửa tháng cuối kèm hành động cụ thể.
Lưu ý: Thông tin về những điều cần làm ngày Rằm tháng 3 âm lịch trên chỉ mang tính chất tham khảo
Gợi ý những điều cần làm ngày Rằm tháng 3 âm lịch? Ngày Rằm tháng 3 âm lịch có phải là ngày lễ lớn? (Hình từ Internet)
Ngày Rằm tháng 3 âm lịch có phải là ngày lễ lớn của đất nước hay không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Rằm tháng 3 âm lịch không phải là ngày lễ lớn của đất nước.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày rằm tháng 3 âm lịch do ngày rằm tháng 3 âm lịch không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp ngày rằm tháng 3 âm lịch rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ ngày rằm tháng 3 âm lịch thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày rằm tháng 3 âm lịch, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Thắp hương cúng Rằm tháng 3 có bị phạt tiền?
Hiện tại không có quy định nào cấm việc Thắp hương cúng Rằm tháng 3.
Tuy nhiên, để biết việc Thắp hương cúng Rằm tháng 3 có bị phạt hay không thì có thể căn cứ vào Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nếu có cùng một hành vi vi phạm hành chính (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Đối chiếu với quy định trên nếu cá nhân Thắp hương cúng Rằm tháng 3 không đúng nơi quy định thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?