Gói thầu EPC là viết tắt của gói thầu nào? Gói thầu EPC có phải là gói thầu hỗn hợp theo quy định của pháp luật hay không?
Gói thầu EPC là viết tắt của gói thầu nào? Gói thầu EPC có phải là gói thầu hỗn hợp hay không?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
16. Gói thầu hỗn hợp là gói thầu thuộc các trường hợp sau: thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
...
Như vậy, gói thầu EPC là viết tắt của gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp.
Theo đó, gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm:
- Thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP);
- Thiết kế và xây lắp (EC);
- Cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC);
- Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC);
- Lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
Vậy, gói thầu EPC là gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp, là một dạng của gói thầu hỗn hợp.
Gói thầu EPC là viết tắt của gói thầu nào? Gói thầu EPC có phải là gói thầu hỗn hợp hay không? (Hình từ Internet)
Nhà thầu tham dự gói thầu EPC chỉ cần độc lập tài chính với nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED đúng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì nhà thầu tham dự gói thầu EPC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED. Đồng thời, nhà thầu tham dự gói thầu EPC còn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
- Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED;
- Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;
- Nhà thầu tư vấn thẩm định giá; nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
Phạm vi công việc thiết kế trong gói thầu EPC, EP, EC thuộc dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản này có thể là thiết kế FEED hoặc thiết kế cơ sở; không hình thành gói thầu EPC, EP, EC khi đã có thiết kế kỹ thuật hoặc công trình thiết kế hai bước theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ dựa vào đâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc ưu đãi
1. Nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc trong đánh giá về tài chính thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.
2. Trường hợp tất cả các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau hoặc tất cả các nhà thầu đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không cần tính ưu đãi để so sánh, xếp hạng.
3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
4. Nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu.
Như vậy, đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Lưu ý: nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?