Điều kiện hỗ trợ chi phí chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào?
Điều kiện hỗ trợ chi phí chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng hỗ trợ chi phí như sau:
Hạng mục và đối tượng áp dụng hỗ trợ chi phí
...
2. Đối tượng được hưởng hỗ trợ chi phí bao gồm:
a) Doanh nghiệp công nghệ cao;
b) Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
c) Doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao;
d) Doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển.
Theo đó, doanh nghiệp công nghệ cao là một trong những đối tượng được hỗ trợ chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp công nghệ cao có dự án đầu tư với quy mô vốn tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 20.000 tỷ đồng/năm;
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao có quy mô vốn của dự án tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 20.000 tỷ đồng/năm;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo có quy mô vốn của dự án tối thiểu 6.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao mà công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao đột phá được ưu tiên nghiên cứu, phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì không phải đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn hoặc doanh thu quy định tại Nghị định 182/2024/NĐ-CP;
- Doanh nghiệp có dự án thiết kế vi mạch thì không phải đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn hoặc doanh thu quy định tại Nghị định này nhưng phải có cam kết sử dụng tối thiểu 300 kỹ sư, cán bộ quản lý người Việt Nam sau thời gian 5 năm hoạt động tại Việt Nam và hằng năm hỗ trợ Việt Nam đào tạo được tối thiểu 30 kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Điều kiện hỗ trợ chi phí chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp công nghệ cao phải thực hiện bồi hoàn hỗ trợ chi phí chính sách đầu tư trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định bồi hoàn hỗ trợ chi phí của doanh nghiệp công nghệ cao đã nhận hỗ trợ chi phí chính sách đầu tư trong các trường hợp sau:
- Không đáp ứng tiêu chí, điều kiện và cam kết quy định tại Điều 18 Nghị định 182/2024/NĐ-CP;
- Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 182/2024/NĐ-CP, cụ thể: Tài sản cố định tăng thêm được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Cam kết sử dụng cho hoạt động sản xuất, ứng dụng, kinh doanh công nghệ cao của doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất 03 năm liên tiếp kể từ năm đưa tài sản cố định vào sử dụng;
+ Không được bán, chuyển nhượng hay chuyển giao cho tổ chức, doanh nghiệp khác sử dụng trong thời hạn 03 năm kể từ năm đưa tài sản cố định vào sử dụng.
- Hạng mục chi phí đã được hỗ trợ từ quỹ khác hoặc hình thức hỗ trợ khác của Chính phủ.
- Giả mạo hồ sơ, sử dụng chứng từ bất hợp pháp, kê khai không chính xác thông tin dẫn đến việc xác định số tiền hỗ trợ chi phí được hưởng cao hơn mức thực tế đáp ứng.
- Doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu không đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, hạng mục hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu quy định tại mục 2 Chương III Nghị định 182/2024/NĐ-CP và các cam kết khác của nhà đầu tư khi đăng ký dự án đầu tư và đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu (nếu có).
Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí như sau:
- Hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được làm bằng tiếng Việt.
- Trường hợp hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì nhà đầu tư phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
- Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện đề nghị hỗ trợ.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự khác nhau giữa nội dung bản dịch hoặc bản sao với bản chính và trong trường hợp có sự khác nhau giữa bản tiếng Việt với bản tiếng nước ngoài.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?
- Hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được tổ chức bao lâu một lần theo quy định?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?