Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu sẽ phải đáp ứng những tiêu chí nào?
- Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu sẽ phải đáp ứng những tiêu chí nào?
- Người xuất khẩu giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người xuất khẩu giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?
Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu sẽ phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Theo Điều 7 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu như sau:
Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu
1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Giống vật nuôi bản địa mang nguồn gen quý, hiếm;
b) Có tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.
2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Theo quy định trên, giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu sẽ phải đáp ứng những tiêu chí sau:
+ Giống vật nuôi bản địa mang nguồn gen quý, hiếm.
+ Có tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.
Giống vật nuôi (Hình từ Internet)
Người xuất khẩu giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm như sau:
Vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không đúng với nội dung cho phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong hành vi vi phạm sau đây:
a) Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người xuất khẩu giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người xuất khẩu giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?
Theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người xuất khẩu giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?