Giới hạn độ tuổi của thành viên tổ lái tàu bay được quy định thế nào? Thành viên tổ lái không được tiếp tục kiểm tra sát hạch thực hành trong trường hợp nào?

Tôi muốn hỏi giới hạn độ tuổi của thành viên tổ lái tàu bay được quy định thế nào? Thành viên tổ lái không được tiếp tục kiểm tra sát hạch thực hành trong trường hợp nào? - Câu hỏi của anh Minh Khang (Cần Thơ).

Giới hạn độ tuổi của thành viên tổ lái tàu bay được quy định thế nào?

thanh-vien-to-lai-tau-bay

Giới hạn độ tuổi của thành viên tổ lái tàu bay được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 14.010 Phần 14 Chương B Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:

GIỚI HẠN TUỔI 60
(a) Không người nào được phép thực hiện nhiệm vụ của người lái tàu bay và Người khai thác tàu bay không được phép sử dụng người lái khi người lái đó trên 60 tuổi để làm PIC hoặc F/O trên tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa trên 5700 kg tham gia vào khai thác tàu bay thương mại.
(b) Kiểm tra viên trên 60 tuổi hoặc không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ phù hợp có thể tiếp tục thực hiện chức năng kiểm tra viên với điều kiện không ngồi ở vị trí của thành viên tổ lái quy định cho chuyến bay hoặc trên chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại.

Theo đó, khoản a Điều 14.010 Phần 14 Chương B Bộ quy chế An toàn hàng không quy định đối với thành viên tổ lái tàu bay có độ tuổi trên 60 tuổi không được phép thực hiện nhiệm vụ của người lái tàu bay.

Đồng thời người khai thác tàu bay không được phép sử dụng người lái đó để làm PIC (Người chỉ huy tàu bay) hoặc F/O (Lái phụ) trên tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa trên 5700 kg tham gia vào khai thác tàu bay thương mại.

Yêu cầu về kiểm tra khả năng thông thạo ngôn ngữ của thành viên tổ lái như nào?

Theo Điều 14.035 Phần 14 Chương B Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:

KHẢ NĂNG VỀ NGÔN NGỮ
(a) Người có AOC có trách nhiệm đánh giá khả năng nói và hiểu ngôn ngữ được sử dụng trong đàm thoại vô tuyến đối với người lái tàu bay và dẫn đường trên không có sử dụng liên lạc điện đài trên tàu bay trong khai thác bay.
(1) Việc đánh giá phải được thực hiện trước khi giao nhiệm vụ lần đầu và theo định kỳ được quy định tại khoản (b) của Điều này;
(2) Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ quy định tại Phần 7 phải được sử dụng để thực hiện việc đánh giá;
(3) Ngôn ngữ được đánh giá đối với hoạt động khai thác bay quốc tế là tiếng Anh;
(4) Kết quả đánh giá phải được ghi chép và lưu trữ.
(b) Người chưa đạt thông thạo ngôn ngữ mức 6 (EL) sẽ phải kiểm tra định kỳ theo các thời hạn như sau:
(1) 03 năm/lần đối với mức 4 (OL);
(2) 06 năm/lần đối với mức 5 (EL).
(c) Những người lái tàu bay được phân công trong cùng các tổ bay phải được đánh giá để đảm bảo khả năng đối thoại với nhau ở mức 4 trong ngôn ngữ thông thường được dùng khi khai thác.

Theo đó, khả năng thông thạo ngôn ngữ của thành viên tổ lái phải được thực hiện trước khi giao nhiệm vụ lần đầu và theo định kỳ đối với người chưa đạt thông thạo ngôn ngữ mức 6 (EL) theo các thời hạn như sau:

+ 03 năm/lần đối với mức 4 (OL);

+ 06 năm/lần đối với mức 5 (EL).

Thành viên tổ lái không được tiếp tục kiểm tra sát hạch thực hành trong trường hợp nào?

Theo Điều 7.097 Phần 7 Chương E Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:

KIỂM TRA SÁT HẠCH THỰC HÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI: THỂ HIỆN KỸ NĂNG
(a) Ngoại trừ quy định tại khoản (b), Cục HKVN xác định khả năng và năng lực của người làm đơn có thể thực hiện nhiệm vụ của người chỉ huy tàu bay theo quy trình và thao tác quy định trong Phần này với mức độ phù hợp để:
(1) Nhận biết và quản lý các mối đe doạ và rủi ro;
(2) Thao tác điều khiển tàu bay trong giới hạn của tàu bay vào mọi thời điểm;
(3) Thực hiện cơ động tàu bay êm ái và chính xác;
(4) Thực hành tốt các quyết đoán trong xử lý tình huống và mối quan hệ trong tổ bay;
(5) Áp dụng được các kiến thức hàng không;
(6) Duy trì kiểm soát tàu bay tại mọi thời điểm trong trạng thái đạt được kết quả tốt đối với các phương thức bay hoặc cơ động tàu bay.
(b) Ngoài các yêu cầu của khoản (a), người làm đơn đề nghị cấp ATPL phải thể hiện khả năng thực hiện nhiệm vụ của người chỉ huy tàu bay theo các kỹ năng sau:
(1) Quy trình trước khi bay, bao gồm chuẩn bị kế hoạch khai thác bay và lập kế hoạch bay không lưu;
(2) Các phương thức bay bình thường trong các giai đoạn của chuyến bay;
(3) Các phương thức bất thường và khẩn nguy liên quan đến hỏng hóc hoặc hoạt động sai chức năng của trang thiết bị, như là động cơ, các hệ thống và khung sườn;
(4) Đối với máy bay và nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không: phương thức và các cơ động đối với các chuyến bay bằng thiết bị bao gồm tình huống giả định hỏng động cơ.
(c) Người làm đơn đề nghị cấp ATPL đối với máy bay yêu cầu khai thác có tối thiểu 02 thành viên tổ lái theo quy tắc VFR và IFR phải thể hiện các khả năng sau như là người lái điều khiển:
(1) Khai thác tàu bay ở chế độ tự động phù hợp với giai đoạn của chuyến bay và duy trì sự nhận biết chế độ tự động đang hoạt động.
(2) Liên lạc có hiệu quả với các thành viên tổ lái để thực hiện các quy trình phối hợp tổ bay, bao gồm: phân công nhiệm vụ giữa các người lái, công tác phối hợp tổ bay, tuân thủ các phương thức khai thác tiêu chuẩn và sử dụng các danh mục kiểm tra, trạng thái tổ lái mất khả năng làm việc.
(d) Người làm đơn cấp MPL đối với máy bay yêu cầu khai thác có tối thiểu 02 thành viên tổ lái theo quy tắc VFR và IFR phải thể hiện các khả năng như là người lái điều khiển và người lái không điều khiển đối với các kỹ năng quy định tại khoản (a) và (c).
(e) Nếu người làm đơn thể hiện năng lực với mục đích làm F/O, Cục HKVN ghi giới hạn “Lái phụ” vào giấy phép của người đó. Giới hạn này có thể được huỷ bỏ nếu người có giấy phép đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành phù hợp và thể hiện năng lực thực hiện lái tàu bay một mình trên loại máy bay đó.
(f) Nếu người làm đơn không đạt bất kỳ một phần nào trong phần nội dung khai thác thì người đó bị coi là không đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành.
(g) Người làm đơn sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy phép, năng định cho đến khi các nội dung về khai thác tàu bay được coi là đạt.
(h) Người thực hiện kiểm tra sát hạch không tiếp tục thực hiện kiểm tra sát hạch thực hành :
(1) Khi người làm đơn không đạt một hoặc hơn một nội dung về khai thác;
(2) Do điều kiện thời tiết, tính đủ điều kiện bay của tàu bay, hoặc những yếu tố khác ảnh hưởng tới an toàn chuyến bay.
(i) Nếu việc kiểm tra sát hạch thực hành bị dừng khi chưa kết thúc kiểm tra, người làm đơn có thể được Cục HKVN công nhận các nội dung về khai thác với điều kiện:
(1) Đạt phần còn lại của bài kiểm tra trong vòng 60 ngày kể từ ngày bắt đầu bài kiểm tra.
(2) Xuất trình được với người thực hiện kiểm tra lại văn bản thông báo không phê chuẩn hoặc gián đoạn kiểm tra lần trước đó.
(3) Hoàn thành các huấn luyện bổ sung cần thiết và có xác nhận phù hợp của giáo viên trong trường hợp phải yêu cầu huấn luyện bổ sung.

Theo đó, khoản h Điều 7.097 Phần 7 Chương E Bộ quy chế An toàn hàng không quy định người lái thực hiện kiểm tra sát hạch không tiếp tục sát hạch thực hành trong 02 trường hợp sau đây:

+ Khi người làm đơn không đạt một hoặc hơn một nội dung về khai thác;

+ Do điều kiện thời tiết, tính đủ điều kiện bay của tàu bay, hoặc những yếu tố khác ảnh hưởng tới an toàn chuyến bay.


Tàu bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để trở thành chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Động cơ tàu bay là gì? Ai có thẩm quyền quyết định mua động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký tàu bay hiện nay như thế nào? Yêu cầu và điều kiện khi đăng ký quốc tịch tàu bay là gì?
Pháp luật
Thành viên tổ lái tàu bay có phải là ngành, nghề, công việc đặc thù? Thành viên tổ lái tàu bay khi đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải thông báo trước?
Pháp luật
Bộ Quốc phòng đã đề ra phương án thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu như thế nào?
Pháp luật
Phương án mới nhất của Bộ Quốc phòng thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo như thế nào?
Pháp luật
Người cho phép đưa vào sử dụng máy bay không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật có bị xử lý hình sự?
Pháp luật
Trong hồ sơ đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay Việt Nam thì bản sao hợp đồng thuê tàu bay có cần phải chứng thực hay không?
Pháp luật
Chủ sở hữu tàu bay thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay như thế nào?
Pháp luật
Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam có được công khai nội dung không? Được lập Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam điện tử không? Bao gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu bay
1,417 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu bay
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào