Giấy vay nợ viết tay thì có được xem chứng cứ để đòi nợ hay không? Khởi kiện đòi tiền nợ nhưng không xác định được nơi cư trú của người vay thì gửi đơn lên tòa án cấp nào giải quyết?
Giấy vay nợ viết tay thì có được xem chứng cứ để đòi nợ hay không?
Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
"Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản...."
Ngoài ra tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Theo quy định của bộ luật dân sự quy định hình thức giao dịch dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Pháp luật không có quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản phải nhất định là văn bản công chứng hoặc chứng thực. Như vậy về giấy nợ viết tay (nhưng có chữ ký đầy đủ) thì vẫn có thể khởi kiện như bình thường; tuy nhiên ở đây nguyên đơn sẽ phải có trách nhiệm chứng minh chứng cứ này là có thực, nhất là khi bị đơn từ chối tính tồn tại của tài liệu này (cho rằng mình không ký giấy nợ). Việc chứng minh có thể thực hiện bởi việc giám định chữ ký (nguyên đơn sẽ cần chi trả tiền giám định).
Giấy nợ viết tay
Có quyền khởi kiện khi người mượn tiền không trả tiền đúng ngày đã hẹn hay không?
Căn cứ theo Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
"Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
...
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm."
Theo đó khi cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì ạnh có quyền khởi kiện tại tòa án. Trường hợp của anh là có mượn tiền nhưng đến hạn không trả thì đó đã là xâm hai để lợi ích của anh nên anh có quyền yêu cầu khởi kiện.
Khởi kiện đòi tiền nợ nhưng không xác định được nơi cư trú của người vay thì gửi đơn lên tòa án cấp nào giải quyết?
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay tiền thì căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
"Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
..."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?