Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu được quy định như thế nào? Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận?
Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2025/TT-BYT có quy định về giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu như sau:
- Giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận y tế hoặc Giấy chứng nhận khác có liên quan trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu) được cấp cho sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
- Nội dung trên giấy chứng nhận được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin sau:
+ Tên giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận y tế hoặc Giấy chứng nhận khác có liên quan trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu);
+ Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận;
+ Số, ngày cấp giấy chứng nhận;
+ Tên mặt hàng được cấp giấy chứng nhận hoặc tên nhóm sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất;
+ Hạn sử dụng/hạn sử dụng tốt nhất của lô sản phẩm thuộc mặt hàng xuất khẩu đối với Giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu;
+ Số và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương đối với giấy chứng nhận liên quan đến cơ sở sản xuất thực phẩm;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân xuất khẩu; cơ sở sản xuất;
+ Căn cứ trên phiếu kiểm nghiệm của lô sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, xác nhận lô sản phẩm tuân thủ quy định hiện hành của Việt Nam về an toàn thực phẩm và phù hợp cho người tiêu dùng (“fit(s) for human consumption”); hoặc cơ sở sản xuất thực phẩm tuân thủ quy định hiện hành của Việt Nam về an toàn thực phẩm trong trường hợp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực;
+ Chữ ký, con dấu của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy chứng nhận theo mẫu do nước đó quy định, thì cơ quan cấp dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Các trường hợp nào sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu?
Theo Điều 6 Thông tư 08/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân bị phát hiện cung cấp một trong các thành phần hồ sơ giấy tờ giả mạo hoặc không đúng quy định của pháp luật trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
2. Giấy chứng nhận được cấp cho lô hàng xuất khẩu mà mặt hàng thực phẩm thuộc lô hàng đó không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng (nếu có).
3. Giấy chứng nhận cấp cho cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu mà cơ sở đó bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương.
4. Giấy chứng nhận được cấp không đúng thẩm quyền.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân bị phát hiện cung cấp một trong các thành phần hồ sơ giấy tờ giả mạo hoặc không đúng quy định của pháp luật trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận được cấp cho lô hàng xuất khẩu mà mặt hàng thực phẩm thuộc lô hàng đó không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng (nếu có).
- Giấy chứng nhận cấp cho cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu mà cơ sở đó bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương.
- Giấy chứng nhận được cấp không đúng thẩm quyền.
Thẩm quyền trình tự thu hồi giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu ra sao theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 08/2025/TT-BYT có quy định:
Thẩm quyền, trình tự thu hồi giấy chứng nhận
1. Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) ban hành văn bản thu hồi giấy chứng nhận và gửi cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu đã được cấp giấy chứng nhận; đồng thời đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Cục và gửi thông báo đến cơ quan hải quan về việc giấy chứng nhận không còn giá trị hiệu lực; Giấy chứng nhận hết hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thu hồi.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận phải nộp giấy chứng nhận đã cấp cho Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm).
Như vậy, theo căn cứ trên thì thẩm quyền và trình tự thu hồi giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu được quy định như sau:
- Đối với thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu: Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) ban hành văn bản thu hồi giấy chứng nhận và gửi cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu đã được cấp giấy chứng nhận; đồng thời đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Cục và gửi thông báo đến cơ quan hải quan về việc giấy chứng nhận không còn giá trị hiệu lực; Giấy chứng nhận hết hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thu hồi.
- Đối với trình tự thu hồi giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận phải nộp giấy chứng nhận đã cấp cho Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm).






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn gốc ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày này không?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục có số lượng là bao nhiêu?
- Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu theo Nghị quyết 172?
- Lời dẫn chương trình tổng kết cuối năm học 2024 2025? Lời dẫn chương trình tổng kết cuối năm học THCS, THPT, tiểu học?
- Công văn 5602/BTC-TCCB về đề xuất số lượng cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính thế nào?