Giáo viên trung học cơ sở được xếp hạng III mã số V.07.04.12 không có bằng cử nhân có đương nhiên được công nhận hạng V.07.04.32 hay không?
- Giáo viên trung học cơ sở có những hạng chức danh nghề nghiệp nào?
- Các nhiệm vụ cần thực hiện đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III gồm những gì?
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III cần phải có bằng cử nhân hay không?
- Giáo viên trung học cơ sở được xếp hạng III mã số V.07.04.12 không có bằng cử nhân có đương nhiên được công nhận hạng V.07.04.32 hay không?
Giáo viên trung học cơ sở có những hạng chức danh nghề nghiệp nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT có quy định về các hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở như sau:
"Điều 2. Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
1. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32.
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31.
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30."
Theo đó, giáo viên trung học cơ sở được chia làm 03 hạng chức danh nghề nghiệp là hạng I, hạng II và hạng III với các mã số tương ứng như trên.
Các nhiệm vụ cần thực hiện đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT có quy định nhiệm vụ đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III như sau:
"Điều 3. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở;
b) Dạy học và giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;
c) Sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh;
d) Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định;
đ) Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu hoặc phụ đạo học sinh yếu kém hoặc hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm (nếu có);
e) Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công;
g) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh;
h) Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định; thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có);
i) Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công."
Giáo viên trung học cơ sở hạng III cần phải có bằng cử nhân hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có quy định các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III như sau:
"3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở"
Như vậy, giáo viên trung học cơ sở hạng III cần có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giáo viên trung học cơ sở được xếp hạng III mã số V.07.04.12 không có bằng cử nhân có đương nhiên được công nhận hạng V.07.04.32 hay không?
Giáo viên trung học cơ sở được xếp hạng III mã số V.07.04.12 không có bằng cử nhân có đương nhiên được công nhận hạng V.07.04.32 hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:
"Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp giáo viên trung học cơ sở chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
"Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
[...]
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;"
Như vậy, trong trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng III mã số V.07.04.12 chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên, tức chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở thì giữ nguyên mã số V.07.04.12.
Đồng thời, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89).
Đến khi giáo viên đó đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì mới được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ? Phát triển giáo dục phải gắn với gì?
- Kế hoạch 1689/KH-BNV hướng dẫn nghiệp vụ văn thư khi sắp xếp tổ chức bộ máy trực tuyến? Tải về Kế hoạch 1689?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh về mẹ đơn giản, đẹp nhất? Vẽ tranh tặng mẹ đơn giản? Vẽ tranh tặng mẹ ngày 8 3, 20 10 đơn giản?
- Tổng hợp Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4? Bài phát biểu kỷ niệm 30 tháng 4?
- 10 Lời chúc ngày Quốc tế lao động 1 5 dành cho người lao động? Ngày Quốc tế lao động 1 5 có phải lễ lớn?