Giáo viên sao chép tác phẩm văn học để trình chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại lớp học có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Giáo viên có phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm văn học đó hay không?

Tôi đang là giáo viên giảng dạy tại một trường cấp 3, vì phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại lớp học, tôi đã copy lại các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa để trình chiếu trên slide thì có được xem là đang xâm phạm quyền tác giả hay không? Tôi có phải trả tiền nhuận bút hay thù lao cho chủ sở hữu các tác phẩm văn học này hay không?

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học là gì?

Căn cứ Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như sau:

“Điều 23. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố;
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”

Theo đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

+ Truyện, thơ, câu đố;

+ Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

+ Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

+ Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Giáo viên sao chép tác phẩm để giảng dạy có phải trả tiền nhuận bút hay không?

Giáo viên sao chép tác phẩm để giảng dạy có phải trả tiền nhuận bút hay không?

Hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả?

Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

- Mạo danh tác giả.

- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, sao chép tác phẩm văn học để trình chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại lớp học của bạn không được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả vì nó thuộc điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nên không được xem là xâm phạm quyền tài sản theo khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Giáo viên có phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm văn học đó hay không?

Căn cứ khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:

- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm

+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

+ Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

+ Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

+ Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

- Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”

Theo đó, bạn không phải trả tiền nhuận bút hay thù lao khác cho chủ sở hữu vì việc sao chép của bạn thuộc khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là hành vi thuộc trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Chủ sở hữu tác phẩm văn học
Sao chép tác phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phần mềm crack là gì? Crack có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi tải và sử dụng phần mềm crack?
Pháp luật
Giáo viên sao chép tác phẩm văn học để trình chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại lớp học có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Giáo viên có phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm văn học đó hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc xin phép chủ sở hữu tác phẩm văn học khi sử dụng tác phẩm văn học đã hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sách báo đã mua, photo lại có vi phạm không? Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Sao chép tác phẩm văn học đăng tải trên mạng xã hội để câu view khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này như thế nào?
Pháp luật
Livestream tranh vẽ lên mạng xã hội nhưng chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Xử lý hành chính đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả thù lao? Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Sao chép tác phẩm trên mạng của người khác khi chưa được sự cho phép có bị xem là vi phạm pháp luật hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1,398 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào