Giáo viên mua văn bằng giả, chứng chỉ giả có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với giáo viên mua bằng giả được quy định như thế nào?
Trong trường hợp hành vi mua bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
"Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Như vậy, trong trường hợp giáo viên có hành vi mua bằng giả mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ thực hiện theo các quy định nêu trên.
Giáo viên có hành vi mua bằng giả
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với giáo viên có hành vi mua bằng giả
Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định, nếu hành vi mua bằng giả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:
Điều 17. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử hoặc tại trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp bị tẩy, xóa, sửa chữa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người đứng tên trong văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Cũng theo khoản 6 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp:
"6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này."
Như vậy, giáo viên có hành vi mua bằng giả sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tịch thu bằng giả.
Có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với giáo viên có hành vi mua bằng giả không?
Căn cứ theo Điều 4 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định:
"Điều 4. Quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8; Khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 15; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 17; Khoản 1 Điều 24; các khoản 1, 2 và 6 Điều 25; Khoản 1, Khoản 2, Điểm a Khoản 4 Điều 26 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghi định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; đối với tổ chức gấp hai lần thẩm quyền xử phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó, giáo viên có hành vi mua chứng chỉ tin học giả sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?