Giáo viên mầm non hạng 3 trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng hệ số lương của viên chức loại nào?
Giáo viên mầm non hạng 3 trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng hệ số lương của viên chức loại nào?
Hệ số lương của giáo viên mầm non hạng 3 được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định, giáo viên mầm non hạng 3 trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, hiện nay mức lương của giáo viên mầm non hạng 3 tối thiểu là 3.780.000 đồng, tối đa là 8.802.000 đồng.
Giáo viên mầm non hạng 3 trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng hệ số lương của viên chức loại nào? (Hình từ Internet)
Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm có được bổ nhiệm chức danh giáo viên mầm non hạng 3 không?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non hạng 3 được quy định tại khoản 3 và 4 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) như sau:
Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;
b) Có kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
c) Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
d) Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/Lớp, trường;
...
Theo đó, để được bổ nhiệm vào chức danh giáo viên mầm non hạng 3, viên chức cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên.
Như vậy, trường hợp chỉ có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm thì không đủ điều kiện để bổ nhiệm chức danh giáo viên mầm non hạng 3.
Giáo viên mầm non hạng 3 cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định, giáo viên mầm non hạng 3 cần đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sau đây:
(1) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;
(2) Có kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
Có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
(3) Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
(4) Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/Lớp, trường;
(5) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp;
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?