Giáo viên để lộ bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì mức xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?
- Giáo viên hợp đồng có thể giảng dạy chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số hay không?
- Giáo viên để lộ bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì bị xử lý vi phạm như thế nào?
- Giáo viên để lộ bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì mức xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?
Giáo viên hợp đồng có thể giảng dạy chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số hay không?
Giáo viên hợp đồng có thể giảng dạy chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số hay không, thì theo Điều 3 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 03/06/2023) như sau:
Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
1. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
b) Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
d) Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
2. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;
b) Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
d) Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Theo quy định nêu trên thì đối tượng được phép giảng dạy chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số gồm:
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên: Giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng.
Như vậy, có thể sử dụng giáo viên hợp đồng nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Trước đây, theo Điều 5 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 03/06/2023) quy định về giáo viên phụ trách giảng dạy chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiếu số như sau:
Giảng viên, giáo viên
1. Giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục, có kiến thức ngôn ngữ dân tộc thiểu số theo quy định.
2. Giảng viên, giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số, gồm:
a) Giảng viên, giáo viên dạy chuyên trách thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng, thỉnh giảng của các trường;
b) Giảng viên, giáo viên dạy kiêm nhiệm môn tiếng dân tộc thiểu số thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng của các trường.
Theo quy định nêu trên thì đối tượng được phép giảng dạy chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số gồm:
- Giảng viên, giáo viên dạy chuyên trách thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng, thỉnh giảng của các trường;
- Giảng viên, giáo viên dạy kiêm nhiệm môn tiếng dân tộc thiểu số thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng của các trường.
Như vậy, từ quy định trên có thể sử dụng giáo viên hợp đồng có đủ trình độ chuẩn, kiến thức ngôn ngữ dân tộc thiểu số để giảng dạy cho chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.
Giáo viên để lộ bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì mức xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giáo viên để lộ bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì bị xử lý vi phạm như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định về việc xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
1. Đối với những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số theo các chương trình tiếng dân tộc thiểu số, nếu vi phạm một trong các quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Quy định này thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
2. Đối với những người làm công tác kiểm tra:
a) Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra (bao gồm các khâu: ra đề, bảo quản đề, sao in đề, coi kiểm tra, chấm kiểm tra, lên điểm, báo cáo tổng hợp) nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành, cụ thể:
- Làm lộ đề kiểm tra.
- Để thí sinh quay cóp, vi phạm nội quy kiểm tra.
- Bảo (nhắc) bài cho thí sinh làm bài trong khi kiểm tra.
- Làm thất lạc bài kiểm tra.
- Chấm bài kiểm tra có nhiều sai sót, dẫn đến đánh giá không đúng thực chất.
- Gian lận làm thay đổi điểm kiểm tra của thí sinh.
- Lên điểm sai lệch so với kết quả kiểm tra.
b) Những người không phải là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra, nếu vi phạm một trong các hành vi trên, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Đối với người học tham dự kiểm tra tiếng dân tộc thiểu số:
a) Trong thời gian kiểm tra người học tiếng dân tộc thiểu số có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra và bị xử lý theo quy định của pháp luật:
- Dự kiểm tra hộ người khác hoặc nhờ người khác dự kiểm tra hộ.
- Mang tài liệu hoặc các vật dụng trái phép vào phòng kiểm tra.
- Nhìn bài của người khác, trao đổi, thảo luận trong khi kiểm tra, trao đổi bài kiểm tra, giấy nháp.
- Có hành vi gây gổ, làm mất trật tự hoặc đe dọa trấn áp người tố cáo những vi phạm của mình.
b) Các hình thức xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định, bao gồm: khiển trách trong phòng kiểm tra; cảnh cáo trước toàn thể thí sinh trong phòng kiểm tra; quyết định đình chỉ không cho thí sinh tiếp tục dự kiểm tra, hoặc hủy bỏ bài kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra.
c) Các hình thức kỷ luật từ đình chỉ kiểm tra trở lên được thông báo đến cơ quan, đơn vị quản lý hoặc gia đình thí sinh bị kỷ luật biết./.
Theo đó, đối với giáo viên làm lộ đề kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì sẽ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của vụ việc để đề ra mức xử phạt đối với giáo viên theo quy định hiện hành.
Giáo viên để lộ bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì mức xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi làm lộ bài kiểm tra như sau:
Vi phạm quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài kiểm tra, bài thi hoặc tiếp tay cho người khác đánh tráo bài kiểm tra, bài thi.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm mất bài kiểm tra, bài thi.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm lộ đề kiểm tra, đề thi; làm mất đề kiểm tra, đề thi.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xét công nhận tốt nghiệp cho người học khi chưa đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định.
...
Như vậy, đối với hành vi để lộ bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?