Giáo viên dạy hợp đồng thỉnh giảng có được hưởng phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên dạy người khuyết tật hay không?
- Giáo viên tại trường dành cho người khuyết tật có được hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ không?
- Mức hỗ trợ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên tại trường dành cho người khuyết tật là bao nhiêu?
- Giáo viên dạy hợp đồng thỉnh giảng có được hưởng phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên dạy người khuyết tật hay không?
Giáo viên tại trường dành cho người khuyết tật có được hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ không?
Theo Điều 4 Nghị định 61/2006/NĐ-CP quy định về trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
"Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt khi được cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí và tiền phụ cấp đi lại, nhà ở. Mỗi năm ít nhất 1 lần, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học được Nhà nước cấp kinh phí, tạo điều kiện để đi tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn trong nước."
Giáo viên tại trường dành cho người khuyết tật sẽ được hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí và tiền phụ cấp đi lại, nhà ở theo quy định của pháp luật.
Giáo viên dạy hợp đồng thỉnh giảng có được hưởng phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên dạy người khuyết tật hay không?
Mức hỗ trợ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên tại trường dành cho người khuyết tật là bao nhiêu?
Tại Điều 5 Nghị định 61/2006/NĐ-CP quy định về phụ cấp ưu đãi như sau:
"1. Mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường năng khiếu thể dục thể thao; trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường dự bị đại học.
2. Mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.
3. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường giáo dưỡng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh và phụ cấp thâm niên quy định tại điểm a và đ khoản 8 Điều 6 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong trường hợp khoản phụ cấp được hưởng này thấp hơn mức quy định tại khoản 2 của Điều này thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm (%) chênh lệch để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt hưởng phụ cấp ưu đãi với mức được quy định tại Điều này và không hưởng phụ cấp ưu đãi với mức đã quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập."
Và tại Điều 6 Nghị định 61/2006/NĐ-CP quy định về phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên dạy người khuyết tật như sau:
"Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu."
Giáo viên dạy hợp đồng thỉnh giảng có được hưởng phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên dạy người khuyết tật hay không?
Tại Điều 1 Nghị định 61/2006/NĐ-CP quy định về đối tượng điều chỉnh như sau:
"Nghị định này quy định các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi khác đối với các đối tượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác sau đây:
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong biên chế hoặc đang trong thời gian tập sự hay đang hợp đồng, hưởng lương theo ngạch, bậc quy định của nhà nước.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không thuộc biên chế Nhà nước hoặc đang trong thời gian tập sự hay hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp không thuộc ngân sách nhà nước.
3. Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo;
b) Các nhà giáo được phân công làm việc tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo hoặc công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo."
Dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị định 61/2006/NĐ-CP quy định như sau:
"Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm:
1. Trường chuyên biệt quy định tại Nghị định này theo quy định tại các Điều 61, 62, 63 và 64 của Luật Giáo dục bao gồm:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học;
b) Trường chuyên, trường năng khiếu;
c) Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật;
d) Trường giáo dưỡng.
2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật."
Theo đó, giáo viên dạy hợp đồng thỉnh giảng vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên dạy người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?