Giao thừa là gì và ý nghĩa của đêm giao thừa? Người lao động làm thêm giờ vào đêm giao thừa Dương Lịch được tính như thế nào?
Giao thừa là gì và ý nghĩa của đêm giao thừa? Ngày giao thừa Dương lịch có được xem là ngày lễ lớn trong nước không?
Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bước sang ngày đầu tiên của năm mới đánh dấu kết thúc năm cũ, bắt đầu từ thời khắc 0 giờ : 0 phút : 0 giây.
Một năm có 2 ngày giao thừa
(1) Giao thừa Dương lịch: Giao thừa Dương lịch sẽ luôn là thời gian cố định diễn ra mỗi năm vào đúng 12 giờ đêm của ngày 31 tháng 12 Dương lịch.
(2) Giao thừa Âm lịch: Giao thừa Âm lịch hay Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp Âm lịch. Nếu là tháng thiếu không có ngày 30 thì đêm Giao thừa sẽ rơi vào đêm ngày 29 tháng Chạp.
Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người ta quan niệm rằng đây cũng là thời gian để gác lại những chuyện buồn, xui xẻo, điềm xấu của năm vừa qua để hy vọng vào một năm mới có nhiều tiến triển tích cực hơn.
Bên cạnh đó, đêm giao thừa cũng là lúc các đứa con xa nhà, từ người trẻ đến người lớn tuổi trong gia đình sum họp, đoàn viên, tổng kết lại những gì đã làm được trong một năm vừa qua và đặt ra những mục tiêu và dự định cho năm mới.
Và ngày giao thừa Dương lịch có được xem là ngày lễ lớn không, thì theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày giao thừa Dương lịch tại Việt Nam không được xem là ngày lễ lớn.
Giao thừa Dương lịch 2024 (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc vào ngày giao thừa Dương Lịch được tính lương như thế nào?
Ngày giao thừa Dương lịch luôn cố định là đêm 31/12 dương lịch, lương của người lao động được tính như thế nào khi đi làm trong ngày này, thì theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày giao thừa của Tết Dương lịch không thuộc ngày Lễ, Tết được nghỉ làm hưởng nguyên lương, do đó nếu người lao động đi làm vào ngày này (không phải ngày nghỉ hàng tuần) thì được hưởng lương như ngày bình thường.
Nếu ngày giao thừa của Tết Dương lịch rơi vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được hưởng ít nhất 200% theo điểm b khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động làm thêm giờ vào đêm giao thừa Tết Dương Lịch được tính lương như thế nào?
Người lao động làm thêm giờ vào đêm giao thừa Tết Dương Lịch được tính như thế nào, thì theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động làm thêm giờ vào đêm giao thừa Tết Dương Lịch được tính lương như sau:
(1) Trường hợp ngày giao thừa của Tết Dương lịch là ngày làm việc bình thường: - Trường hợp không làm thêm giờ vào ban ngày: Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 200% - Trường hợp có làm thêm giờ vào ban ngày: Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 210% |
(2) Trường hợp ngày giao thừa của Tết Dương lịch là ngày nghỉ hàng tuần: Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 270% |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?