Giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có chủ yếu các nội dung nào?

Giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có chủ yếu các nội dung nào? Khi xử lý kỷ luật lao động là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì có cần sự có mặt của người đại diện theo pháp luật của họ không? Đây là câu hỏi của anh T.L đến từ Bình Thuận.

Giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có chủ yếu các nội dung nào?

Giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có chủ yếu các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...

Như vậy, giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có chủ yếu các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

người lao động

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (Hình từ Internet)

Giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người sử dụng lao động có được giữ giấy tờ tùy thân không?

Giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người sử dụng lao động có được giữ giấy tờ tùy thân không, thì theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Khi xử lý kỷ luật lao động là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì có cần sự có mặt của người đại diện theo pháp luật của họ không?

Khi xử lý kỷ luật lao động là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì có cần sự có mặt của người đại diện theo pháp luật của họ không, thì theo khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Theo đó, trong trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì mới cần phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

Do đó, khi xử lý kỷ luật lao động là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì không cần phải có cần sự có mặt của người đại diện theo pháp luật của họ.

Lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lao động chưa thành niên mới 14 tuổi có đi làm phục vụ được không?
Pháp luật
Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của ai?
Pháp luật
Người đủ 15 tuổi mới được đi làm? Tải về danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm?
Pháp luật
Người đủ 17 tuổi có được làm việc ở công trường xây dựng không? Người đủ 17 tuổi có được tư vấn lựa chọn việc làm không?
Pháp luật
Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè sao cho đúng luật? Học sinh 13 tuổi đi làm thêm hè thì tối đa bao nhiêu tiếng?
Pháp luật
Thuê người lao động chưa thành niên làm công việc phụ hồ tại công trường có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có được phép tuyển dụng lao động chưa thành niên vào làm việc tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được thuê người lao động dưới 15 tuổi để làm nghề thủ công mỹ nghệ không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được thuê người lao động mới đủ 15 tuổi làm thêm giờ trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê?
Pháp luật
Nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên gồm những nơi nào?
Pháp luật
Giao kết hợp đồng lao động với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có chủ yếu các nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lao động chưa thành niên
1,817 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động chưa thành niên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào