Giao dịch trao đổi có phải là giao dịch liên kết không? Doanh nghiệp nộp thuế có giao dịch liên kết lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi nào?
- Giao dịch trao đổi có phải là giao dịch liên kết không?
- Doanh nghiệp nộp thuế có giao dịch liên kết lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi nào?
- Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết có trách nhiệm và quyền hạn gì trong việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết?
Giao dịch trao đổi có phải là giao dịch liên kết không?
Giao dịch trao đổi có phải là giao dịch liên kết không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh
...
2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Như vậy, theo quy định trên thì giao dịch trao đổi là một dạng của giao dịch liên kết và chịu sự điều chỉnh của Nghị định này.
Giao dịch trao đổi có phải là giao dịch liên kết không? Doanh nghiệp nộp thuế có giao dịch liên kết lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nộp thuế có giao dịch liên kết lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi nào?
Doanh nghiệp nộp thuế có giao dịch liên kết lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết
…
6. Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Luật Thanh tra kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin tài liệu, chứng từ của người nộp thuế cung cấp cho Cơ quan thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định giá giao dịch liên kết phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập là số liệu kế toán, người nộp thuế có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho Cơ quan thuế bằng bản mềm, dưới định dạng bảng tính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nộp thuế có giao dịch liên kết lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế.
Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết có trách nhiệm và quyền hạn gì trong việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết?
Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết có trách nhiệm và quyền hạn gì trong việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật thuế.
a) Quản lý, sử dụng thông tin của người nộp thuế có giao dịch liên kết phục vụ công tác quản lý rủi ro;
b) Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
c) Quản lý, sử dụng Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của người nộp thuế phục vụ công tác quản lý rủi ro, trao đổi thông tin theo quy định và cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận quốc tế về thuế, không sử dụng để ấn định thuế.
2. Cơ quan thuế căn cứ các nguyên tắc phân tích, so sánh, nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định này và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp sau:
…
Như vậy, theo quy định trên thì trong việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết thì Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Quản lý, sử dụng thông tin của người nộp thuế có giao dịch liên kết phục vụ công tác quản lý rủi ro;
- Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
- Quản lý, sử dụng Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của người nộp thuế phục vụ công tác quản lý rủi ro, trao đổi thông tin theo quy định và cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận quốc tế về thuế, không sử dụng để ấn định thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?