Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam có được thực hiện bằng ngoại tệ không?
Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam có được thực hiện bằng ngoại tệ không?
Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2016/TT-NHNN như sau:
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ
1. Trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam;
b) Đối với các giao dịch thẻ khác:
(i) Đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam. Trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam hoặc đồng Việt Nam và ngoại tệ;
(ii) Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam. Các ĐVCNT chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ TCTTT;
c) Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngoài lãnh thổ Việt Nam:
Khi thực hiện giao dịch thẻ ngoài lãnh thổ Việt Nam, chủ thẻ phải thực hiện thanh toán cho TCPHT bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam, không được thực hiện bằng ngoại tệ.
Đối với các giao dịch thẻ khác thì:
- Đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam. Trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam hoặc đồng Việt Nam và ngoại tệ;
- Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ tổ chức thanh toán thẻ;
- Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam có được thực hiện bằng ngoại tệ không? (Hình từ Internet)
Hạn mức rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng do ai quy định?
Hạn mức rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng được quy định tại Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN) như sau:
Hạn mức thẻ
1. TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.
1a. Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày.
2. Đối với thẻ trả trước vô danh, TCPHT quy định cụ thể các hạn mức số dư và hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ, đảm bảo số dư trên một thẻ trả trước vô danh tại mọi thời Điểm không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, hạn mức rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng do tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ trên cơ sở phù hợp với quy định tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.
Trường hợp mất thẻ ngân hàng thì chủ thẻ phải làm thế nào?
Xử lý trong trường hợp mất thẻ ngân hàng được quy định tại Điều 19 Thông tư 19/2016/TT-NHNN như sau:
Xử lý trong trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ
1. Khi mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho TCPHT.
2. Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, TCPHT phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. Thời hạn TCPHT hoàn thành việc xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ không quá 05 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do TCTQT cấp kể từ ngày nhận được thông báo của chủ thẻ.
3. Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, TCPHT và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, trường hợp mất thẻ ngân hàng thì chủ thẻ phải thông báo ngay cho tổ chức phát hành thẻ.
Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, tổ chức phát hành thẻ phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ.
Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả.
Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?