Giao dịch repo là gì? Giao dịch repo có được ghi nhận vào sổ ngân hàng của Ngân hàng thương mại không?
Giao dịch repo là gì?
Giao dịch repo được giải thích tại khoản 14 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
...
13. Bất động sản kinh doanh là bất động sản được đầu tư, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
14. Giao dịch Repo là giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu tài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.
...
Theo đó, giao dịch repo được hiểu là giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu tài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.
Trong đó, tài sản tài chính được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN là các loại tài sản sau đây:
- Tiền mặt;
- Công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác;
- Quyền theo hợp đồng để:
+ Nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác; hoặc
+ Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Giao dịch repo là gì? (Hình từ Internet)
Giao dịch repo có được ghi nhận vào sổ ngân hàng của Ngân hàng thương mại không?
Căn cứ khoản 33 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
32. Sổ kinh doanh là danh mục ghi nhận các trạng thái của:
a) Giao dịch tự doanh (trừ các giao dịch quy định tại điểm b khoản 33 Điều này);
b) Giao dịch để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành công cụ tài chính;
c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro của các giao dịch tự doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.
33. Sổ ngân hàng là danh mục ghi nhận trạng thái của:
a) Giao dịch repo, reverse repo;
b) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục của Bảng cân đối tài sản (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các giao dịch đã phân loại vào Sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm c, khoản 32 Điều này;
c) Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản;
d) Các giao dịch còn lại không thuộc sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đồng thời, căn cứ Điều 1 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng gồm:
a) Ngân hàng: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các ngân hàng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
Theo quy định trên thì sổ ngân hàng là danh mục ghi nhận trạng thái của:
- Giao dịch repo, reverse repo;
- Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục của Bảng cân đối tài sản (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các giao dịch đã phân loại vào Sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm c, khoản 32 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN;
- Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản;
- Các giao dịch còn lại không thuộc sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy, giao dịch repo là danh mục được ghi nhận vào sổ ngân hàng của Ngân hàng thương mại.
Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác có được tính đối với giao dịch repo không?
Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác được quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Tài sản tính theo rủi ro tín dụng
...
4. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính đối với:
a) Giao dịch tự doanh;
b) Giao dịch repo và giao dịch reverse repo;
c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro;
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác quy định tại mục d khoản 32 Điều 2 Thông tư này.
5. Các giao dịch đã tính rủi ro tín dụng đối tác không phải tính rủi ro tín dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính đối với:
- Giao dịch tự doanh;
- Giao dịch repo và giao dịch reverse repo;
- Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro;
- Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác quy định tại mục d khoản 32 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN
Như vậy, tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác được tính đối với giao dịch repo và các giao dịch nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?