Giao dịch liên kết có được hình thành khi công ty của chồng ký hợp đồng kinh tế với công ty của vợ theo quy định?
- Giao dịch liên kết có được hình thành khi công ty của chồng ký hợp đồng kinh tế với công ty của vợ?
- Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế gồm những gì?
- Cơ quan thuế đối với áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Giao dịch liên kết có được hình thành khi công ty của chồng ký hợp đồng kinh tế với công ty của vợ?
Các bên có giao dịch liên kết được xác định theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
Các bên có quan hệ liên kết
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:
...
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
...
Như vậy, theo quy định trên thì công ty của chồng ký hợp đồng kinh tế với công ty của vợ nếu thuộc trường hợp là hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi vợ và chồng thì được xác định là giao dịch liên kết.
Giao dịch liên kết có được hình thành khi công ty của chồng ký hợp đồng kinh tế với công ty của vợ theo quy định? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế gồm:
- Cơ sở dữ liệu thương mại là thông tin, số liệu tài chính, kinh tế được các tổ chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, cập nhật, cung cấp bằng các phần mềm hỗ trợ truy cập, quản lý với các công cụ, ứng dụng được lập trình sẵn, hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng có thể tìm kiếm, truy cập và sử dụng dữ liệu tài chính, kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài Việt Nam theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo khu vực địa lý hoặc các tiêu chí tìm kiếm theo yêu cầu khác phục vụ mục đích so sánh, xác định đối tượng tương đồng trong kê khai và quản lý giá giao dịch liên kết;
- Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được công bố công khai trên thị trường chứng khoán;
- Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;
- Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước công bố công khai hoặc các nguồn chính thức khác.
- Thông tin, dữ liệu trao đổi với các Cơ quan thuế đối tác theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước cung cấp cho Cơ quan thuế;
- Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế trong quản lý rủi ro.
Cơ quan thuế đối với áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật thuế.
a) Quản lý, sử dụng thông tin của người nộp thuế có giao dịch liên kết phục vụ công tác quản lý rủi ro;
b) Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
c) Quản lý, sử dụng Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của người nộp thuế phục vụ công tác quản lý rủi ro, trao đổi thông tin theo quy định và cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận quốc tế về thuế, không sử dụng để ấn định thuế.
2. Cơ quan thuế căn cứ các nguyên tắc phân tích, so sánh, nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định này và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp sau:
a) Người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế nhưng thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ: Việc ấn định doanh thu, chi phí hoặc thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế được thực hiện theo các nguyên tắc phân tích, so sánh, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này;
b) Các trường hợp khác theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019;
c) Cơ quan thuế có trách nhiệm tạo điều kiện cho người nộp thuế chứng minh, giải trình về số liệu, dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập sử dụng trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan thuế đối với áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Quản lý, sử dụng thông tin của người nộp thuế có giao dịch liên kết phục vụ công tác quản lý rủi ro;
- Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
- Quản lý, sử dụng Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của người nộp thuế phục vụ công tác quản lý rủi ro, trao đổi thông tin theo quy định và cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận quốc tế về thuế, không sử dụng để ấn định thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?