Giảng viên trường cao đẳng sư phạm một năm phải dành bao nhiêu giờ hành chính để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học?

Em ơi cho chị hỏi: Giảng viên trường cao đẳng sư phạm một năm phải dành bao nhiêu giờ hành chính để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học? Giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì bị xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Lưu Ly đến từ Đà Nẵng.

Giảng viên trường cao đẳng sư phạm một năm phải dành bao nhiêu giờ hành chính để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quy định về nghiên cứu khoa học
1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/5 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương đương 352 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
2. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của trường cao đẳng sư phạm và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.
3. Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tối thiểu tương đương với một đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa hoặc tương đương được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên; hoặc một báo cáo chuyên đề tại hội thảo khoa học chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương.
Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học được quy đổi từ các loại hình sản phẩm khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
...

Theo đó, giảng viên trường cao đẳng sư phạm một năm phải dành ít nhất 1/5 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học tương đương 352 giờ hành chính để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Trường cao đẳng sư phạm

Trường cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)

Giảng viên trường cao đẳng sư phạm không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quy định về nghiên cứu khoa học
...
4. Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan; đồng thời, cho phép bù giờ chuẩn giảng dạy sang giờ nghiên cứu khoa học đối với những giảng viên này.

Như vậy, giảng viên trường cao đẳng sư phạm không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì hiệu trưởng trường căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan; đồng thời, cho phép bù giờ chuẩn giảng dạy sang giờ nghiên cứu khoa học đối với những giảng viên này.

Giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian tập sự, thử việc được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính) để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, được xác định theo năm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
2. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng một công việc nhất định thuộc nhiệm vụ của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết trình độ cao đẳng trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
3. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng lý thuyết trình độ cao đẳng trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
Đối với các nội dung giảng dạy có tính chất đặc thù, các tiết giảng trình độ cao đẳng trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) trên 50 phút giao hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy đổi cho phù hợp.
4. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 270 đến 420 giờ chuẩn giảng dạy (tương đương từ 810 đến 1.260 giờ hành chính); trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị; đặc thù của môn học, ngành học và điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.
5. Trường hợp đặc biệt
a) Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ và tham gia thực tập, thực tế.
b) Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.

Theo đó, giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian tập sự, thử việc được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm mục đích dành thời gian tham gia dự giờ và tham gia thực tập, thực tế.

Trường cao đẳng sư phạm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường cao đẳng sư phạm
Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm mới nhất? Tải mẫu tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm?
Pháp luật
06 trường hợp Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục từ 20/11/2024 ra sao?
Pháp luật
Vận động và tiếp nhận tài trợ đối với trường cao đẳng sư phạm theo nguyên tắc nào? Hình thức tài trợ cho trường cao đẳng sư phạm quy định ra sao?
Pháp luật
Vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng sư phạm công lập có bao gồm giá trị đất đai xây dựng trường không?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Trước khi bổ nhiệm, hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm phải được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào?
Pháp luật
Muốn thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục cần những điều kiện là thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập nhằm mục đích gì? Trường cao đẳng sư phạm gồm những cấp trường nào?
Pháp luật
Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường cao đẳng sư phạm
645 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường cao đẳng sư phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường cao đẳng sư phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào