Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành bao nhiêu năm?
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Tiêu chuẩn của giảng viên
1. Tiêu chuẩn chung
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn như sau:
a) Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và nội dung chuyên đề tham gia giảng dạy;
c) Có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 05 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học;
d) Có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
...
Theo quy định trên, giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Có trình độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và nội dung chuyên đề tham gia giảng dạy;
- Có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 05 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học;
- Có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Như vậy, giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 05 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học.
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của giảng viên
1. Trách nhiệm chung
a) Thực hiện đầy đủ và có chất lượng nội dung giảng dạy theo đúng yêu cầu, phù hợp với lĩnh vực, công việc chuyên môn đảm nhiệm.
b) Chấp hành nghiêm các quy định về giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giảng viên.
c) Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
d) Thực hiện theo đúng lịch giảng đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt. Trường hợp đặc biệt không tham gia giảng dạy theo lịch biểu phải thay thế giảng viên, giảng viên phải thông báo về Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán 05 ngày trước khi mở lớp và Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
đ) Tuân thủ sự phân công của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về thời gian, nhiệm vụ và nội dung chuyên đề giảng dạy.
e) Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
g) Báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về Kế hoạch giảng dạy.
h) Đối với giảng viên kiêm chức, phải tham gia sinh hoạt khoa học định kỳ theo các Tổ chuyên môn. Trường hợp không tham gia sinh hoạt Tổ chuyên môn do bận công tác chuyên môn phải có đơn xin phép có ý kiến của Thủ trưởng đơn vị gửi Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
...
Trách nhiệm của giảng viên của Kiểm toán nhà nước được quy định cụ thể trên.
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Theo Điều 7 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về quyền lợi của giảng viên như sau:
Quyền lợi của giảng viên
1. Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy; được đơn vị trực tiếp quản lý tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình và giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước.
2. Được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy; tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ và được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại Kiểm toán nhà nước.
3. Được hưởng thù lao giảng dạy, thù lao xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Kiểm toán nhà nước.
4. Được quyền trao đổi để thống nhất với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về thời gian tham gia giảng dạy để đảm bảo cùng hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị công tác và nhiệm vụ giảng dạy.
5. Khối lượng, chất lượng, kết quả giảng dạy cũng như kết quả tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu của giảng viên là một trong những căn cứ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xét thi đua, khen thưởng hàng năm; là điều kiện ưu tiên khi xét thi nâng ngạch, quy hoạch và bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
6. Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên đại học theo quy định tại Khoản 3, Điều 23 của Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ.
7. Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách như giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Theo quy định trên, quyền lợi của giảng viên của Kiểm toán nhà nước được quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với giảng viên được mời từ các cơ quan, đơn vị bên ngoài Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?