Gian lận thương mại trong chế biến là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phòng chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm?

Gian lận thương mại trong chế biến là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phòng chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm? Những hành vi bị cấm nào bị nghiêm cấm trong an toàn vệ sinh thực phẩm?

Gian lận thương mại trong chế biến là gì?

Gian lận thương mại trong chế biến là hành vi cố ý vi phạm các quy định trong quá trình chế biến sản phẩm nhằm trục lợi bất chính, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp khác hoặc làm sai lệch thông tin về chất lượng, xuất xứ, thành phần của sản phẩm.

Một số hình thức gian lận thương mại trong chế biến gồm:

- Dùng nguyên liệu kém chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.

- Trộn lẫn hoặc thay thế nguyên liệu chính bằng chất rẻ tiền hơn mà không thông báo cho người tiêu dùng.

- Dùng hóa chất, phẩm màu độc hại để tăng màu sắc, mùi vị, kéo dài thời gian bảo quản.

- Ghi sai thông tin về nguồn gốc, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, chỉ tiêu dinh dưỡng,…

- Gắn nhãn giả hoặc mạo danh sản phẩm của doanh nghiệp khác để bán với giá cao.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Gian lận thương mại trong chế biến là gì?

Gian lận thương mại trong chế biến là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phòng chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm? (hình từ internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm phòng chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm?

Theo Điều 64 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

Trách nhiệm của Bộ Công thương
1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
3. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Ban hành chính sách phát triển chợ, siêu thị; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị.
5. Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm.
6. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Như vậy, Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm.

Những hành vi bị cấm nào bị nghiêm cấm trong an toàn vệ sinh thực phẩm?

Theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 những hành vi bị cấm trong an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

(1) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

(2) Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

(3) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

(4) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

(5) Sản xuất, kinh doanh:

- Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Thực phẩm bị biến chất;

- Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

- Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

- Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

- Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

- Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

- Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

(6) Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

(7) Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

(8) Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

(9) Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

(10) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

(11) Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

(12) Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

(13) Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

Gian lận thương mại
An toàn vệ sinh thực phẩm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gian lận thương mại trong chế biến là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phòng chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm?
Pháp luật
Đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở thực hành tốt GMP thực phẩm bảo vệ sức khoẻ như thế nào? Kê khai, nộp phí trong việc đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế có chức năng gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá là mẫu nào? Hướng dẫn lập biên bản?
Pháp luật
Theo nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm, khi xây dựng cơ sở sản xuất cần phải đáp ứng các tiêu chí gì?
Pháp luật
TCVN 5603:2023 về vệ sinh thực phẩm? Mục đích ban hành tiêu chuẩn về nguyên tắc chung vệ sinh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Nơi chế biến của nhà hàng lẩu nấm cần tuân thủ điều kiện gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Nơi chế biến của nhà hàng lẩu nấm có ruồi xâm nhập sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nơi chế biến của nhà hàng ăn uống có côn trùng xâm nhập thì có bị xử phạt không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh kẹo có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gian lận thương mại
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
19 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào