Giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia nhằm mục tiêu gì? Giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia dựa theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì giám sát tình trạng nợ nước ngoài nhằm mục tiêu gì? Giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia dựa theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Nhật Tân đến từ Đà Nẵng.

Giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia nhằm mục tiêu gì?

Căn cứ tại Điều 3 Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 231/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về mục tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài như sau:

Mục tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài
1. Theo dõi thường xuyên tình hình nợ nước ngoài nhằm xác định sớm các rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục nợ quốc gia và những tồn tại liên quan trong công tác quản lý nợ (nếu có) nói riêng và trong tương quan với môi trường kinh tế trong và ngoài nước nói chung.
2. Giúp cơ quan chủ trì giám sát nợ đề xuất với Chính phủ các biện pháp xây dựng và duy trì một danh mục nợ hợp lý, điều chỉnh danh mục nợ kịp thời khi cần thiết, đảm bảo duy trì bền vững nợ của quốc gia về mặt trung - dài hạn; đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ; tối ưu hoá các phương án huy động vốn và giảm thiểu rủi ro và chi phí cho ngân sách nhà nước và cả nền kinh tế nói chung.
3. Làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược nợ, chiến lược huy động vốn; xây dựng kế hoạch vay, trả nợ hàng năm với chi phí thấp nhất và quản lý tốt rủi ro; phù hợp với các định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
4. Giúp các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn vay nước ngoài tự theo dõi quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình, nhận biết đ­ược những trư­ờng hợp bất th­ường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển.
5. Tăng cường minh bạch tài chính, tăng cường quản lý các nghĩa vụ dự phòng.
6. Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

Như vậy, theo quy định trên thì giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia nhằm xác định sớm các rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục nợ quốc gia và những tồn tại liên quan trong công tác quản lý nợ (nếu có) nói riêng và trong tương quan với môi trường kinh tế trong và ngoài nước nói chung.

- Giúp cơ quan chủ trì giám sát nợ đề xuất với Chính phủ các biện pháp xây dựng và duy trì một danh mục nợ hợp lý, điều chỉnh danh mục nợ kịp thời khi cần thiết, đảm bảo duy trì bền vững nợ của quốc gia về mặt trung - dài hạn; đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ; tối ưu hoá các phương án huy động vốn và giảm thiểu rủi ro và chi phí cho ngân sách nhà nước và cả nền kinh tế nói chung.

- Làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược nợ, chiến lược huy động vốn; xây dựng kế hoạch vay, trả nợ hàng năm với chi phí thấp nhất và quản lý tốt rủi ro; phù hợp với các định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

- Giúp các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn vay nước ngoài tự theo dõi quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình, nhận biết đ­ược những trư­ờng hợp bất th­ường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển.

- Tăng cường minh bạch tài chính, tăng cường quản lý các nghĩa vụ dự phòng.

- Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

Nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài (Hình từ Internet)

Giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia dựa theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 231/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về nguyên tắc đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài như sau:

Nguyên tắc đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài
1. Việc đánh giá, giám sát được thực hiện liên tục, thường xuyên.
2. Việc đánh giá, giám sát nợ nước ngoài phải kết hợp với đánh giá, giám sát nợ trong nước của Chính phủ và giám sát các nghĩa vụ nợ dự phòng.
3. Đảm bảo các quy định, hướng dẫn phải được tuân thủ, các kiến nghị đề xuất phải kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.

Như vậy, theo quy định trên thì Giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia sau:

- Việc giám sát được thực hiện liên tục, thường xuyên;

- Việc giám sát nợ nước ngoài phải kết hợp với đánh giá, giám sát nợ trong nước của Chính phủ và giám sát các nghĩa vụ nợ dự phòng;

- Đảm bảo các quy định, hướng dẫn phải được tuân thủ, các kiến nghị đề xuất phải kịp thời, cụ thể và có tính khả thi

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm như thế nào về quản lý hệ thống giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia?

Căn cứ tại Điều 12 Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 231/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:

Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Định kỳ cung cấp cho Bộ Tài chính các số liệu, thông tin liên quan theo nội dung và tần suất nêu tại Phụ lục III Quy chế này.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng ngưỡng an toàn nợ để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục hoạt động vay và sử dụng vốn vay nước ngoài của các chủ thể có hoạt động vay và sử dụng vốn vay nước ngoài.

Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm về quản lý hệ thống giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia như sau:

- Định kỳ cung cấp cho Bộ Tài chính các số liệu, thông tin liên quan theo nội dung và tần suất;

- Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng ngưỡng an toàn nợ để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ;

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục hoạt động vay và sử dụng vốn vay nước ngoài của các chủ thể có hoạt động vay và sử dụng vốn vay nước ngoài.

Giám sát tình trạng nợ nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia nhằm mục tiêu gì? Giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia dựa theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám sát tình trạng nợ nước ngoài
644 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám sát tình trạng nợ nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám sát tình trạng nợ nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào