Giám sát ngân hàng gồm những nội dung nào? Việc phối hợp giữa thanh tra ngân hàng với giám sát ngân hàng được quy định thế nào?
Giám sát ngân hàng gồm những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy định về nội dung giám sát ngân hàng như sau:
Nội dung, hình thức giám sát ngân hàng
1. Nội dung giám sát ngân hàng:
a) Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng với giám sát an toàn của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng và biện pháp khắc phục khi bị áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng;
c) Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống; thực hiện xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hằng năm theo mức độ an toàn;
d) Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống các tổ chức tín dụng; các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;
đ) Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, việc giám sát ngân hàng gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 23 nêu trên.
Giám sát ngân hàng (Hình từ Internet)
Giám sát ngân hàng được thực hiện theo những hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về hình thức giám sát ngân hàng như sau:
Nội dung, hình thức giám sát ngân hàng
...
2. Hình thức giám sát ngân hàng:
a) Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định;
b) Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng;
c) Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống.
Theo quy định trên, giám sát ngân hàng được thực hiện theo hình thức giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô.
Đồng thời việc giám sát ngân hàng cũng sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Việc phối hợp giữa thanh tra ngân hàng với giám sát ngân hàng được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về phối hợp giữa thanh tra ngân hàng với giám sát ngân hàng như sau:
Phối hợp giữa thanh tra ngân hàng với giám sát ngân hàng
1. Kết quả giám sát ngân hàng là một trong những căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm và xác định phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra ngân hàng.
2. Căn cứ kết quả giám sát ngân hàng, người có thẩm quyền có thể ra quyết định thanh tra đối tượng thanh tra ngân hàng.
3. Kết quả thanh tra là một trong những căn cứ triển khai các hoạt động giám sát ngân hàng thích hợp.
Như vậy, kết quả giám sát ngân hàng là một trong những căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm và xác định phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra ngân hàng.
Và kết quả thanh tra là một trong những căn cứ triển khai các hoạt động giám sát ngân hàng thích hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?