Giám sát kiểm tra trên môi trường điện tử là gì? Trách nhiệm giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử?
Giám sát kiểm tra trên môi trường điện tử là gì?
Giám sát kiểm tra trên môi trường điện tử được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 137/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quản trị nội bộ trên môi trường điện tử là việc cơ quan nhà nước thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động quản trị nội bộ theo chức năng, nhiệm vụ bằng phương tiện điện tử.
2. Chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử là việc cơ quan nhà nước thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ bằng phương tiện điện tử.
3. Giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công bằng phương tiện điện tử.
4. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành là hệ thống thông tin được xây dựng với chức năng chính là quản lý, xử lý văn bản và hồ sơ công việc, hỗ trợ chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp và theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ trong cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử.
5. Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước là hệ thống thông tin được xây dựng để thu thập, tạo lập, tổng hợp, phân tích, lưu trữ, kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin và dữ liệu hỗ trợ lãnh đạo, quản lý trong quá trình quản trị nội bộ và ra quyết định dựa trên dữ liệu số.
Theo đó, giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công bằng phương tiện điện tử.
Giám sát kiểm tra trên môi trường điện tử là gì? Trách nhiệm giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử được quy định như thế nào?
Trách nhiệm giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử được quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền có trách nhiệm:
+ Rà soát, đơn giản hoá quy trình giám sát, kiểm tra; xây dựng quy trình giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử;
+ Hướng dẫn, triển khai hoạt động giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
+ Xây dựng các nền tảng số, công cụ kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các hoạt động phục vụ giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử của cơ quan có thẩm quyền.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử được thực hiện như thế nào?
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử được quy định tại Điều 6 Nghị định 137/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử các hoạt động bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra theo lộ trình và kế hoạch phù hợp.
Trường hợp hoạt động có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật về cơ yếu.
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; trong đó phải có các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để đưa hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử, tối thiểu phải bao gồm các lĩnh vực hoạt động: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra thanh tra;
+ Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
- Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử:
+ Bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Khung Kiến trúc Chính phủ cấp bộ, cấp tỉnh;
+ Bảo đảm khả năng tích hợp, liên thông, chia sẻ, sử dụng và sử dụng lại thông tin, dữ liệu;
+ Bảo đảm tính xác thực, tin cậy, toàn vẹn và khả năng dễ tiếp cận, truy cập, sử dụng liên tục, ổn định;
+ Cho phép kiểm tra, kiểm chứng thông tin, dữ liệu phục vụ công tác báo cáo, liên thông nghiệp vụ và đáp ứng các yêu cầu khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền khi được yêu cầu;
+ Bảo đảm khả năng phát triển, nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu của thực tiễn;
+ Bảo đảm các yêu cầu theo pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng;
+ Bảo đảm các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc triển khai ứng dụng hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử phải gắn liền với công tác cải cách hành chính của cơ quan nhà nước nhằm đổi mới phương thức làm việc, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu, tăng cường xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?