Giám sát đầu tư là hoạt động gì? Báo cáo tự giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư bắt buộc phải có những nội dung nào?
- Giám sát đầu tư là hoạt động gì? Đối tượng nào có trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài?
- Báo cáo tự giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư bắt buộc phải có những nội dung nào?
- Nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài phải lập những loại báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư nào?
Giám sát đầu tư là hoạt động gì? Đối tượng nào có trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài?
Giám sát đầu tư là hoạt động gì?
Căn cứ tại khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư.
Trong đó:
- Theo dõi chương trình, dự án đầu tư là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án;
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
- Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan:
+ Phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật;
+ Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án;
+ Giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
Ngoài ra, giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
Đối tượng nào có trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài?
Đối chiếu với quy định tại Điều 75 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài:
Theo đó, những đối tượng sau có trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài:
- Nhà đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.
Báo cáo tự giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư bắt buộc phải có những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 76 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về nội dung giám sát của nhà đầu tư:
Theo đó, báo cáo tự giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư bắt buộc phải có những nội dung sau:
- Việc thực hiện thủ tục đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
- Tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án, việc huy động và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, việc huy động và sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài (nếu có).
- Tình hình khai thác, vận hành dự án:
+ Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, tình hình tài chính của tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài để thực hiện dự án;
+ Việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, giữ lại lợi nhuận để đầu tư dự án mới, chuyển lợi nhuận về nước;
+ Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam;
+ Tình hình sử dụng lao động Việt Nam.
- Việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
- Việc đảm bảo các điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, kinh doanh bất động sản.
Báo cáo tự giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư bắt buộc phải có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài phải lập những loại báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư nào?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư:
Theo đó, nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư các loại báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (đối với trường hợp điều chỉnh dự án dẫn đến phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
- Báo cáo đánh giá kết thúc.
Lưu ý: Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của nhà đầu tư như sau:
- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?