Giám định y khoa là gì? Mẫu Hồ sơ Khám giám định y khoa mới nhất? Tiêu chuẩn giám định viên Hội đồng giám định y khoa?
Giám định y khoa là gì?
Theo khoản 21 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.
20. Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.
21. Giám định y khoa là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo trưng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
22. Sự cố y khoa là tình huống không mong muốn hoặc bất thường xảy ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do yếu tố khách quan, chủ quan.
...
Theo đó, giám định y khoa được hiểu là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo trưng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Và theo Điều 84 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì giám định y khoa gồm:
- Giám định y khoa bao gồm giám định lần đầu, giám định lại, giám định phúc quyết và giám định lần cuối.
- Kết luận giám định phải theo đúng nội dung mà cơ quan, tổ chức, cá nhân trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Cơ quan, người kết luận giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó.
Giám định y khoa là gì? Mẫu Hồ sơ Khám giám định y khoa mới nhất? Tiêu chuẩn giám định viên Hội đồng giám định y khoa? (Hình từ Internet)
Mẫu Hồ sơ Khám giám định y khoa mới nhất?
Theo Điều 1 Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Mẫu Hồ sơ Khám giám định y khoa áp dụng trong các Cơ sở Giám định y khoa trong phạm vi cả nước là mẫu sau:
Tải về Mẫu Hồ sơ Khám giám định y khoa áp dụng trong các Cơ sở Giám định y khoa trong phạm vi cả nước.
Tiêu chuẩn và nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên của Hội đồng giám định y khoa?
Tiêu chuẩn và nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên của Hội đồng giám định y khoa được quy định cụ thể tại Điều 14 và Điều 17 Thông tư 01/2023/TT-BYT hướng dẫn hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
Tiêu chuẩn giám định viên Hội đồng giám định y khoa:
(1) Tiêu chuẩn giám định viên:
+ Có trình độ chuyên môn là bác sỹ đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với lĩnh vực chuyên khoa được bổ nhiệm;
+ Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
(2) Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh:
+ Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;
+ Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 03 (ba) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;
+ Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
(3) Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp trung ương và Hội đồng giám định khoa phúc quyết lần cuối:
+ Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ y khoa;
+ Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 05 (năm) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;
+ Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
(4) Tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ:
+ Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định lần đầu, giám định lại: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại mục (2);
+ Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định phúc quyết: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại mục (3).
Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám định viên:
- Nhiệm vụ của Giám định viên:
+ Thực hiện khám giám định chuyên khoa theo nội dung yêu cầu ghi trên Phiếu khám chuyên khoa của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa gửi Giám định viên. Sau khi khám xong gửi trả kết quả về cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa, đồng thời lưu kết quả khám vào sổ khám chuyên khoa tại nơi Giám định viên công tác;
+ Tham gia hội chẩn chuyên môn theo nội dung yêu cầu của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa;
+ Giám định viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám giám định chuyên khoa do cá nhân thực hiện;
+ Tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa khi được Hội đồng mời tham dự.
- Quyền hạn của Giám định viên:
+ Được tham dự các khóa đào tạo liên tục, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về giám định y khoa;
+ Được hưởng quyền lợi, chế độ khi tham gia các hoạt động khám giám định chuyên khoa, hội chẩn chuyên môn, họp Hội đồng theo quy định của pháp luật và của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa;
+ Có quyền đề nghị không làm hoặc thôi làm Giám định viên;
+ Có quyền từ chối giám định khi đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng giám định cố ý không hợp tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 12 tháng 12 có phải là ngày lễ lớn? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày 12 tháng 12 không?
- Từ 01/01/2025, việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát phải bảo đảm các yêu cầu gì?
- Hoàn trả đất trưng dụng khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện như thế nào? Thời hạn trưng dụng đất là bao lâu?
- Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Bí thư Đoàn mới nhất? Cách thức bầu Bí thư Đoàn trực tiếp tại Đại hội đại biểu?
- Gia hạn phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích thực hiện như thế nào theo Nghị định 102?