Giám định tư pháp có liên quan đến hoạt động gì? Người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định không?
Quy định pháp luật về giám định tư pháp
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
Như vậy, giám định tư pháp theo quy định trên thì giám định tư pháp có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020).
Căn cứ Điều 3 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định về nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp như sau:
- Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.
- Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.
Căn cứ Điều 4 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với hoạt động giám định tư pháp như sau:
- Cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cá nhân, tổ chức khác có trách nhiệm tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 5 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp như sau:
- Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng; có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp.
Giám định tư pháp
Quy định pháp luật về người yêu cầu giám định và người trưng cầu giám định?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định không?
Căn cứ Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính như sau:
- Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
+ Có hay không có vi phạm hành chính;
+ Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
+ Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
+ Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
- Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Như vậy, trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?