Giải quyết tranh chấp tai biến y khoa xảy ra tại bệnh xá thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên môn như thế nào?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp tai biến y khoa xảy ra tại bệnh xá thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên môn thực hiện như thế nào?
- Bệnh xá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng có phải là một cơ sở khám chữa bệnh không?
- Số lượng thành viên của hội đồng chuyên môn giải quyết tranh chấp tai biến y khoa của Cục Quân Y của Bộ Quốc phòng có bắt buộc là số lẻ?
Thủ tục giải quyết tranh chấp tai biến y khoa xảy ra tại bệnh xá thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên môn thực hiện như thế nào?
Theo quy định về giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa tại khoản 4 Điều 50 Thông tư 32/2023/TT-BYT thì khi xảy ra tai biến y khoa tại bệnh xá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng mà không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên môn thì thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
(1) Theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, Tòa án thì bệnh xá có văn bản đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và đưa ra kết luận của hội đồng chuyên môn về vấn đề tranh chấp liên quan đến tai biến y khoa.
(2) Các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn của Cục Quân y - Bộ Quốc phòng thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng.
(3) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giải quyết.
Giải quyết tranh chấp tai biến y khoa xảy ra tại bệnh xá thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên môn như thế nào? (Hình từ Internet)
Bệnh xá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng có phải là một cơ sở khám chữa bệnh không?
Căn cứ theo quy định về hình thức tổ chức của các cơ sở khám chữa bệnh tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần, trung tâm y tế, viện có giường bệnh, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cơ sở có tên gọi khác mà thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bệnh cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:
...
b) Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá);
...
Như vậy, theo quy định trên bệnh xá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng là bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, do đó đây là một cơ sở khám chữa bệnh theo quy định pháp luật.
Số lượng thành viên của hội đồng chuyên môn giải quyết tranh chấp tai biến y khoa của Cục Quân Y của Bộ Quốc phòng có bắt buộc là số lẻ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Thông tư 32/2023/TT-BYT về nguyên tắc thành lập hội đồng chuyên môn giải quyết tranh chấp tai biến y khoa như sau:
Tổ chức của hội đồng chuyên môn
1. Cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên của hội đồng chuyên môn gồm:
a) Chủ tịch hội đồng: 01 người;
b) Phó Chủ tịch hội đồng: 01 - 02 người;
c) Các thành viên: Tối thiểu 03 người;
d) Thư ký hội đồng: Tối thiểu 01 người.
2. Nguyên tắc thành lập hội đồng:
a) Bảo đảm độc lập, khách quan, không có xung đột lợi ích;
b) Thành viên hội đồng phải có phạm vi hành nghề hoặc có trình độ chuyên môn liên quan đến tai biến y khoa;
c) Số lượng thành viên của hội đồng (bao gồm cả Chủ tịch hội đồng) phải là số lẻ.
Như vậy, số lượng thành viên hội đồng chuyên môn giải quyết tranh chấp tai biến y khoa của Cục Quân y của Bộ Quốc phòng bao gồm cả Chủ tịch hội đồng phải là số lẻ.
Việc lựa chọn thành viên để đảm bảo đúng số lượng quy định được thực hiện dựa trên cơ cấu của hội đồng chuyên môn như sau:
- Chủ tịch hội đồng: 01 người;
- Phó Chủ tịch hội đồng: 01 - 02 người;
- Các thành viên: Tối thiểu 03 người;
- Thư ký hội đồng: Tối thiểu 01 người.
Lưu ý: Thành viên hội đồng phải có phạm vi hành nghề hoặc có trình độ chuyên môn liên quan đến tai biến y khoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?