Giải quyết đơn yêu cầu tranh chấp đất đai theo trình tự như thế nào? Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định ra sao?

Tôi có một mảnh đất trồng rừng sản xuất có diện tích thực tế lớn hơn so với trên hồ sơ, nhưng đã được sử dụng ổn định từ trước. Nay có một số người tới chiếm đất của tôi, phần không được ghi trong sổ. Họ có đơn tố cáo tôi chiếm đất và yêu cầu UBND xã can thiệp buộc tôi phá bỏ lán trại, trả lại hiện trạng. UBND xã đã lập biên bản xác định hiện trường để xử lý. Quá trình xử lý gặp khó khăn: B và một số người dân không thừa nhận hành vi chiếm đất, từ chối làm việc; Không xác định được chủ thể bị chiếm đất. Vì vị trí chiếm đất có thể nằm ngoài diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi. Trường hợp này xử lý như thế nào cho đúng quy định của pháp luật? Không đủ căn cứ xác định đối tượng vi phạm hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính như thế nào? Xử lý hậu quả do hành vi vi phạm hành chính như thế nào? - Câu hỏi của bạn Đăng Phước từ Hòa Bình.

Giải quyết đơn yêu cầu tranh chấp đất đai theo trình tự như thế nào?

Về vấn đề của anh, trong tình huống anh đưa ra có 2 vấn đề phát sinh. Thứ nhất là giải quyết đơn tố cáo và thứ hai là xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với giải quyết đơn tố cáo thực hiện theo Điều 28 Luật Tố cáo 2018 quy định về trình tự giải quyết như sau:

Trình tự giải quyết tố cáo
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Theo đó, sau khi xác minh nội dung tố cáo thì sẽ đến bước kết luận nội dung tố cáo. Nếu cơ quan anh không đủ cơ sở để xác minh nội dung tố cáo là đúng hay sai, ông B cũng không cung cấp (không phối hợp) cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh nội dung tố cáo của mình thì anh không thể kết luận bạn là có hành vi vi phạm pháp luật được.

- Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính:

Tương tự với vấn đề xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ vào quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 nêu rõ:

Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này...

Theo đó, muốn lập biên bản thì phải phát hiện hành vi vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, để xử phạt thì còn phải trải qua bước "Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính".

Như thông tin anh nêu thì chưa có căn cứ nào để xác định hành vi vi phạm hành chính xảy ra ở đây nên cũng không thể lập biên bản hay xử phạt.

Giải quyết đơn yêu cầu tranh chấp đất đai theo trình tự như thế nào?

Giải quyết đơn yêu cầu tranh chấp đất đai theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)

Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định ra sao?

Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Trường hợp của anh về bản chất là đang phát sinh tranh chấp đất đai giữa bạn và ông B theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 (Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được hướng dẫn bởi Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Anh có thể hướng dẫn họ liên hệ hòa giải tại UBND xã/phường nơi có đất trước. Sau đó nếu không được thì có thể giải quyết tranh chấp tại Tòa thưa anh.

Tải về mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất 2023: Tải về

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất tại đây

Tranh chấp đất đai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Đất đai 2024: Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai không hòa giải được thì gửi đơn đến cơ quan nào để hòa giải?
Pháp luật
Các bên tranh chấp đất đai có thể lựa chọn những hình thức hòa giải nào để giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Tất cả những người nằm trong Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bắt buộc phải có bằng Cử nhân luật?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân xã gửi giấy triệu tập để giải quyết vi phạm lấn chiếm đất đai có đúng không? Để hòa giải tranh chấp lấn chiếm đất ở Ủy ban nhân dân xã thực hiện theo thủ tục nào?
Pháp luật
Tranh chấp đất đai hòa giải thành tại UBND xã nhưng một bên đương sự không thực hiện thì có được khởi kiện đến TAND không?
Pháp luật
Trong vụ án dân sự tranh chấp đất đai, người làm chứng vắng mặt thì Tòa án có hoãn phiên tòa hay không?
Pháp luật
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã thì có khởi kiện ra Tòa án được không?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân huyện giải quyết tranh chấp đất đai mà một bên không chấp nhận với kết quả đó thì có thể đưa ra tòa án giải quyết lại hay không?
Pháp luật
Tại buổi hòa giải tranh chấp đất đai, nguyên đơn tự ý bỏ về vì không đồng tình với hướng hòa giải thì giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp đất đai
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
3,439 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tranh chấp đất đai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào