Giải pháp hữu ích có phải tên gọi khác của sáng chế? Phương pháp toán học có được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích?
Giải pháp hữu ích có phải tên gọi khác của sáng chế?
Giải pháp hữu ích có phải tên gọi khác của sáng chế? (Hình từ Internet)
Theo khoản 12 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Theo quy định nêu trên thì sáng chế được bảo hộ dưới 02 hình thức tách biệt, bao gồm: Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Như vậy, giải pháp hữu ích không phải tên gọi khác của sáng chế mà có thể được hiểu là một dạng của sáng chế.
Điều kiện cụ thể để giải pháp được bảo hộ được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với giải pháp hữu ích được bảo hộ như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
…
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Theo đó, giải pháp hữu ích được đăng ký bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Dẫn chiếu theo Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) thì tính mới của giải pháp hữu ích được quy định như sau:
Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại lệ phí duy trì hiệu lực của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
Dẫn chiếu theo Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp hữu ích như sau:
Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Như vậy, giải pháp hữu ích được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện các quy định nêu trên.
Phương pháp toán học có được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích như sau:
Đối tượng không được đăng ký bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đối tượng là phương pháp toán học không được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?