Giải pháp hỗ trợ công nghệ năng lượng tái tạo được quy định thế nào? Thông tin tuyên truyền cho cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo thực hiện như thế nào?
Giải pháp hỗ trợ công nghệ năng lượng tái tạo được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8 Mục VI Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
...
8. Giải pháp hỗ trợ hình thành thị trường và công nghệ năng lượng tái tạo:
- Xây dựng chương trình quốc gia về năng lượng tái tạo để thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo trong lĩnh vực phát điện, sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học cho các hộ gia đình; triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.
- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo.
- Hình thành và phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ năng lượng tái tạo.
...
Như vậy, các giải pháp hỗ trợ công nghệ năng lượng tái tạo như sau:
- Xây dựng chương trình quốc gia về năng lượng tái tạo để thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo trong lĩnh vực phát điện, sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học cho các hộ gia đình;
- Triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.
- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo.
- Hình thành và phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ năng lượng tái tạo.
Nguồn năng lượng tái tạo (Hình từ Internet)
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 9 Mục VI Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
...
9. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo:
- Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức đến mọi người dân về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường to lớn của việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong quá trình phát triển bền vững để từ đó có những hành động thiết thực đóng góp của việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.
- Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình, doanh nghiệp.
- Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng phát triển mô hình phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, thực hiện thí điểm, tiến tới nhân rộng các mô hình ngôi nhà xanh, tòa nhà xanh, đô thị xanh và nông thôn (làng, xã) xanh; trong đó phần lớn nhu cầu năng lượng được cung cấp từ nguồn năng lượng tái tạo, các chất thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi được xử lý, sử dụng hợp lý cho mục đích năng lượng.
Như vậy, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo thông qua việc:
- Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức đến mọi người dân về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường to lớn của việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong quá trình phát triển bền vững.
- Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình, doanh nghiệp.
- Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng phát triển mô hình phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, thực hiện thí điểm, tiến tới nhân rộng các mô hình ngôi nhà xanh, tòa nhà xanh, đô thị xanh và nông thôn (làng, xã) xanh.
Để tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo thì cần những giải pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 10 Mục VI Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
...
10. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo:
- Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn và thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
- Chủ động tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới để phát triển nhanh, mạnh và bền vững ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam;
- Tăng cường hợp tác song phương, mở rộng hợp tác đa phương với các nước có ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển, với các tổ chức, cá nhân nước ngoài giàu tiềm lực để học hỏi kinh nghiệm trong việc phát triển năng lượng tái tạo;
- Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế để tranh thủ tối đa sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trí tuệ, sự tài trợ về vốn, trang thiết bị và thu hút đầu tư nhằm phát triển sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo.
Như vậy, để tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn và thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
- Chủ động tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới để phát triển nhanh, mạnh và bền vững ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam;
- Tăng cường hợp tác song phương, mở rộng hợp tác đa phương với các nước có ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển, với các tổ chức, cá nhân nước ngoài giàu tiềm lực để học hỏi kinh nghiệm trong việc phát triển năng lượng tái tạo;
- Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế để tranh thủ tối đa sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trí tuệ, sự tài trợ về vốn, trang thiết bị và thu hút đầu tư nhằm phát triển sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?