Giai đoạn phát triển hình thái kinh tế xã hội? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế không?
Hình thái kinh tế xã hội là gì?
Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: "Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên" .
Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao.
5 hình thái kinh tế xã hội:
- Hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ (công xã nguyên thuỷ)
- Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô bao gồm chủ nô và nông nô)
- Hình thái kinh tế xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến gồm địa chủ và nông dân)
- Hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản gồm tri thức và tiểu tư sản)
- Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hình thái kinh tế xã hội là gì? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế không? (hình từ internet)
Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì?
Theo Chương 7 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
III. HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
1. Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Phương pháp luận cơ bản của việc dự báo xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và nhu cầu tất yếu của sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản và sự xác lập hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
a) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Tính tất yếu và hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Đặc điểm và nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Đặc điểm và nội dung chính trị, văn hóa xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
b) Chủ nghĩa xã hội
- Khái niệm chủ nghĩa xã hội
- Những đặc trưng về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa xã hội
c) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Khái niệm “giai đoạn cao” của xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Những đặc trưng về sự phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa, con người, ... ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
...
Như vậy, các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Tính tất yếu và hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Đặc điểm và nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Đặc điểm và nội dung chính trị, văn hóa xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội
+ Khái niệm chủ nghĩa xã hội
+ Những đặc trưng về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa xã hội
- Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
+ Khái niệm “giai đoạn cao” của xã hội cộng sản chủ nghĩa
+ Những đặc trưng về sự phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa, con người, ... ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế không?
Theo Điều 51 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 51.
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Như vậy, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?