Giá vé máy bay nội địa do ai quyết định? Giá vé máy bay nội địa có phải là dịch vụ bình ổn giá?
Giá vé máy bay nội địa do ai quyết định?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Luật Giá 2023 quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá như sau:
Tên hàng hóa, dịch vụ | Thẩm quyền, Hình thức định giá |
... | ... |
Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa | Bộ Giao thông vận tải định giá tối đa |
Dịch vụ thuê chuyên cơ, chuyên khoang chính thức (có tính đến yếu tố tàu bay dự bị) sử dụng ngân sách nhà nước | - Bộ Tài chính định giá tối đa - Bộ Giao thông vận tải định giá cụ thể |
Dịch vụ cho thuê sân đậu tàu bay; dịch vụ cho thuê quầy làm thủ tục hành khách; dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý; dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ phân loại tự động hành lý đi; dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không; dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay; nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay, bao gồm các dịch vụ nhượng quyền: nhà ga hành khách; nhà ga, kho hàng hóa; phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; kỹ thuật hàng không; cung cấp suất ăn hàng không; cung cấp xăng dầu hàng không | Bộ Giao thông vận tải định khung giá |
... | ... |
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Định giá
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định phương án giá, báo cáo Bộ Giao thông vận tải ban hành văn bản định giá các dịch vụ sau:
...
d) Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định giá tối đa.
...
Theo đó, giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa do Bộ Giao thông vận tải định giá tối đa. Như vậy, giá vé máy bay nội địa do Bộ Giao thông vận tải định giá tối đa.
Giá vé máy bay nội địa do ai quyết định? Giá vé máy bay có phải là dịch vụ bình ổn giá? (hình từ internet)
Giá vé máy bay có phải là dịch vụ bình ổn giá?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Giá 2023 quy định về hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá như sau:
Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
a) Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;
b) Có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật này. Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
...
Như vậy, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
- Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;
- Có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Dẫn chiếu đến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật giá 2023 thì hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá bao gồm:
- Xăng, dầu thành phẩm.
- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
- Thóc tẻ, gạo tẻ.
- Phân đạm; phân DAP; phân NPK.
- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
- Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Thuốc bảo vệ thực vật.
- Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, giá vé máy bay không thuộc danh mục dịch vụ bình ổn giá.
Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 17 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá
...
3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
...
Theo quy định trên, trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thì Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh bình ổn giá vé máy bay nội địa thì Bộ Giao thông vận có thể đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
Chính sách ưu đãi đối với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa cho người dân hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BGTVT thì chính sách ưu đãi đối với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa hiện nay được quy định như sau:
Đối với người vận chuyển có tổng số tiền thanh toán các khoản sử dụng dịch vụ ghi trên hóa đơn hàng tháng của dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay, điều hành bay đi, đến được hưởng các mức ưu đãi như sau:
Giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (VND) | Mức giảm (%) |
Trên 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng | 1,5% |
Từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng | 2,5% |
Từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng | 3,5% |
Từ 30 tỷ đồng trở lên | 5% |
Lưu ý: Số tiền thu sử dụng dịch vụ được tính theo hóa đơn tách biệt dịch vụ cung ứng cho chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa. Thời hạn tính: 01 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?
- Mẫu phương án thanh lý rừng trồng mới nhất là mẫu nào? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng?