Giá trị chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thanh toán trong bao nhiêu ngày?
- Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là bao nhiêu năm?
- Tổ chức tham gia đấu giá nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải thể hiện năng lực tài chính không?
- Giá trị chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thanh toán trong bao nhiêu ngày?
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
3. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
4. Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
5. Thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý.
...
Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan.
Do đó, tối đa thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là 10 năm, và thời hạn này được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng và phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia đấu giá nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải thể hiện năng lực tài chính không?
Căn cứ điểm c khoản 8 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
8. Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cơ quan, người có thẩm quyền:
...
c) Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, tổ chức tham gia đấu giá nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Có năng lực kinh nghiệm quản lý, khai thác công trình giao thông đường bộ tương tự tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ tham gia đấu giá;
Có năng lực tài chính được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế tối thiểu 02 năm liền kề theo Báo cáo tài chính của tổ chức đã được kiểm toán theo quy định. Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định cụ thể chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận trước thuế để đưa vào Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, tổ chức tham gia đấu giá nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thể hiện năng lực tài chính thông qua chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận trước thuế.
Cụ thể, tổ chức phải có chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế tối thiểu trong 02 năm liền kề, được thể hiện trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định.
Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định cụ thể chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận trước thuế để đưa vào Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Giá trị chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thanh toán trong bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại điểm g khoản 9 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
9. Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Phụ lục hợp đồng (nếu có). Hợp đồng chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm các nội dung chủ yếu sau:
...
g) Thời hạn thanh toán tiền chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản:
Giá trị chuyển nhượng được thanh toán tối đa 02 lần trong vòng 90 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng, trong đó lần 1 thanh toán tối thiểu 50% giá trị chuyển nhượng trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng; trường hợp giá trị chuyển nhượng trên 1.000 tỷ đồng thì được thanh toán tối đa 03 lần trong vòng 12 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng, trong đó lần 1 thanh toán tối thiểu 40% giá trị chuyển nhượng trong vòng 60 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng, lần 2 thanh toán tối thiểu 30% giá trị chuyển nhượng trong vòng 120 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.
...
Như vậy, thời gian thanh toán giá trị chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tùy thuộc vào từng trường hợp sau đây:
(1) Đối với giá trị chuyển nhượng dưới 1,000 tỷ đồng: Tối đa 02 lần thanh toán trong vòng 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, trong đó:
- Lần 1: Thanh toán tối thiểu 50% giá trị chuyển nhượng trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
- Lần 2: Thanh toán phần còn lại.
(2) Đối với giá trị chuyển nhượng từ 1,000 tỷ đồng trở lên: Tối đa 03 lần thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng, trong đó
- Lần 1: Thanh toán tối thiểu 40% giá trị chuyển nhượng trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
- Lần 2: Thanh toán tối thiểu 30% giá trị chuyển nhượng trong vòng 120 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
- Lần 3: Thanh toán phần còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?