Gia đình chuẩn hộ nghèo có được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế không? Gia đình chuẩn hộ nghèo có được hỗ trợ hoàn toàn khám chữa bệnh không?
Gia đình chuẩn hộ nghèo có được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế không?
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP) như sau:
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
...
9.Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a)Người thuộc hộ gia đình nghèo theo chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 07/2021/NĐ-CP) và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;”;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo quy định trên, những người thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Gia đình chuẩn hộ nghèo có được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế không? (Hình từ Internet)
Gia đình chuẩn hộ nghèo có được hỗ trợ hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh không?
Tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 8, 9, 11, 17 và 20 Điều 3 Nghị định này
...
Như vậy, người thuộc gia đình chuẩn hộ nghèo khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Điều kiện để được công nhận là chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo đối với hộ gia đình cụ thể là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, để được công nhận là chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo đáp ứng đủ những tiêu chí sau:
- Về chuẩn hộ nghèo:
+Tiêu chí thu nhập tại khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống.
+ Tiêu chí thu nhập tại khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống.
+ Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản tại khu vực nông thôn: Thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội với khu vực thành thị: Thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Về chuẩn hộ cận nghèo:
+ Tiêu chí thu nhập tại khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống.
+ Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản tại khu vực nông thôn: Thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Tiêu chí thu nhập tại khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống.
+ Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản tại khu vực thành thị: Thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
*Lưu ý:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm:
(1) Việc làm;
(2) Người phụ thuộc trong hộ gia đình;
(3) dinh dưỡng;
(4) Bảo hiểm y tế;
(5) trình độ giáo dục của người lớn;
(6) Tình trạng đi học của trẻ em;
(7) Chất lượng nhà ở;
(8) Diện tích nhà ở bình quân đầu người;
(9) Nguồn nước sinh hoạt;
(10) Nhà tiêu hợp vệ sinh;
(11) Sử dụng dịch vụ viễn thông;
(12) Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
- Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?