Giá dịch vụ đấu giá tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá do ai quyết định? Nâng giá dịch vụ cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt bao nhiêu tiền?
- Giá dịch vụ đấu giá tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá do ai quyết định?
- Doanh nghiệp nâng giá dịch vụ đấu giá tài sản cao hơn mức tối đa của khung giá dịch vụ đấu giá tài sản thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp nâng giá dịch vụ đấu giá tài sản cao hơn mức tối đa của khung giá không?
Giá dịch vụ đấu giá tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá do ai quyết định?
Căn cứ theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Luật Giá 2023 quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Thẩm quyền, hình thức định giá |
... | ... | ... |
27 | Hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng an ninh | Bộ Quốc phòng, Bộ Công an định giá cụ thể theo thẩm quyền |
28 | Dịch vụ đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá | Bộ Tư pháp định khung giá |
29 | Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước tính giá theo lộ trình thu của người sử dụng dịch vụ | Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo lĩnh vực định giá khung giá, giá tối đa, giá cụ thể tùy dịch vụ |
30 | Sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin do bộ, ngành quản lý theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân (không bao gồm các dịch vụ được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí) | Bộ, ngành được giao quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quyết định giá cụ thể, giá tối đa, khung gia (tùy dịch vụ) |
... | ... | ... |
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên thì giá dịch vụ đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá do Bộ Tư pháp định khung giá.
Giá dịch vụ đấu giá tài sản do ai quyết định? (hình từ internet)
Doanh nghiệp nâng giá dịch vụ đấu giá tài sản cao hơn mức tối đa của khung giá dịch vụ đấu giá tài sản thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể;
b) Hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành;
c) Hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành;
d) Hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành;
đ) Hành vi bán thấp hơn giá tối thiểu do Nhà nước ban hành.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều này.
...
Tiếp đó, tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân và tổ chức như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
..
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân
...
Như vậy, doanh nghiệp nâng giá dịch vụ đấu giá tài sản cao hơn mức tối đa của khung giá dịch vụ đấu giá tài sản quy định thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi nâng giá dịch vụ đấu giá tài sản cao hơn mức tối đa của khung giá dịch vụ đấu giá tài sản gây ra.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp nâng giá dịch vụ đấu giá tài sản cao hơn mức tối đa của khung giá không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá ở địa phương.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong quản lý giá;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền tối đa không quá 5.000.000 đồng.
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp nâng giá dịch vụ đấu giá tài sản cao hơn mức tối đa của khung giá dịch vụ đấu giá tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?